Page 299 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 299
nên anh cảm thấy vô cùng tự ti, mặc cảm. Trong một lần quá chén,
đồng nghiệp của Lương là Hoàng đã bắt chước dáng đi của anh trước
mặt mọi người, việc này khiến Lương rất xấu hổ.
Ngày hôm sau khi đã tỉnh rượu, Hoàng ý thức được hành động
của mình hôm qua là quá đáng, bèn tìm đến Lương và nói: “Hôm qua
tôi đã sai, tôi uống quá chén nên không kiểm soát được mình, tôi đã
làm tổn thương anh, thật đáng xấu hổ.”
Nếu Hoàng chỉ nói đến đó, có lẽ Lương sẽ lượng thứ cho anh.
Nhưng Hoàng lại tiếp tục nói: “Anh biết đấy, tôi chưa bao giờ kì thị
người tàn tật. Hôm qua đúng là tôi uống say, muốn mọi người vui vẻ
nên đùa một chút. Nói thật, anh hàng xóm cạnh nhà tôi cũng bị tàn
tật, nhưng tôi chưa bao giờ trêu anh ấy, quan hệ giữa chúng tôi rất
tốt. Tàn tật chẳng có gì đáng lo cả, vẫn có thể nói điều muốn nói và
làm việc muốn làm…”
Hoàng chưa nói hết, Lương đã tức giận bỏ ra ngoài khiến Hoàng
bối rối tự hỏi: “Mình có lòng xin lỗi, nhưng tại sao anh ấy lại bỏ đi khi
mình chưa nói xong?”.
Càng nói nhiều càng dễ mắc lỗi, việc xin lỗi cũng không ngoại lệ.
Thực tế, xin lỗi là một cách để cứu vãn mối quan hệ giữa bạn và
người khác, nếu nói quá nhiều khi xin lỗi, sẽ khiến tâm trạng đối
phương càng tồi tệ hơn và lời xin lỗi sẽ mất đi ý nghĩa vốn có.
Ngoài ra, khi xin lỗi, dù nói nhiều hay ít cũng phải nói bắt đầu từ
lỗi của mình, không nên giải thích về khuyết điểm của đối phương,
nếu không sẽ gây hậu quả không tốt.
Vì thế, khi xin lỗi, nhất định phải nói đơn giản, rõ ràng, nói đúng
trọng điểm, không nói nhiều và dài dòng. Khi xin lỗi không cần phải
diễn giải nhiều, chỉ cần nói rõ bạn biết lỗi và hi vọng đối phương bỏ
qua cho bạn là được. Nếu nói nhiều, sự việc sẽ càng trở nên phức tạp.
Đương nhiên, khi xin lỗi, chúng ta phải quan sát phản ứng của
đối phương, nắm chắc thời cơ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khéo léo xin lỗi khi bị lãnh đạo chỉ trích
Có lúc chúng ta sẽ phạm lỗi trong công việc và bị lãnh đạo chỉ