Page 300 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 300

trích. Khi mắc lỗi, hãy thành khẩn xin lỗi lãnh đạo và hứa sẽ thay đổi,
           khắc phục lỗi gây ra, như vậy mới được lãnh đạo lượng thứ và không
           gặp trở ngại trong công việc.



                 Chúng ta nên biết, khi bị lãnh đạo phê bình, nên có sự tiếp thu và
           thay đổi. Hãy thử tưởng tượng, sau khi tiếp nhận lời phê bình của
           lãnh đạo, nếu cấp ưới không tiếp thu và vẫn không chịu thay đổi cách
           làm việc thì lãnh đạo sẽ nghĩ thế nào? Họ sẽ nghĩ bạn không có thái

           độ hợp tác.


                 Vì thế, khi bị lãnh đạo chỉ trích hay phê bình, không nên biện hộ,
           tranh luận, cũng không nên không có phản ứng gì. Cách tốt nhất là

           xin lỗi. Khi xin lỗi, bạn hãy thể hiện thành ý, tiếp thu ý kiến cấp trên,
           nhận trách nhiệm và nói ra suy nghĩ về việc giải quyết vấn đề. Như
           vậy, lãnh đạo sẽ cảm thấy bạn là người có tinh thần hợp tác và có
           triển vọng trong công việc.



                 Lí thuyết có thể rất hay, nhưng vận dụng thực tế mới là điều phức
           tạp. Hãy dùng lời xin lỗi khiến lãnh đạo của bạn cảm động, chỉ có
           hiểu nguyên nhân của lời phê bình, bạn mới có thể tìm ra phương

           thức ứng phó chính xác.


                 Lời phê bình của lãnh đạo với cấp dưới chủ yếu là do nguyên
           nhân cấp dưới mắc lỗi trong công việc. Khi gặp tình huống này, đưa

           trọng điểm xin lỗi vào phương pháp giải quyết vấn đề là sự lựa chọn
           tốt nhất.


                 Tuy nhiên, hàm nghĩa của lời phê bình có thể không chỉ đơn giản

           như vậy. Có lúc, lời chỉ trích của lãnh đạo với cấp dưới tưởng như
           không có lí, nhưng thực tế lại có hàm ý thâm sâu.


                 Ví dụ, lãnh đạo có thể mượn lời phê bình để nói với bạn không

           nên quá tự đại, vấn đề không nhẹ nhàng như bạn nghĩ. Hiểu rõ ý đồ
           này, khi xin lỗi, bạn có thể thuận theo suy nghĩ của lãnh đạo để tìm
           hiểu thêm về cách thức giải quyết vấn đề, đồng thời thể hiện sự khiêm
           tốn, xin lãnh đạo góp ý cho mình.



                 Ngoài ra, lời phê bình của lãnh đạo còn nhằm thể hiện uy tín và
           sự nghiêm khắc của người đó. Khi gặp tình huống này, bạn nên thể
           hiện thái độ tôn kính. Khi nói xin lỗi với lãnh đạo, thái độ tôn kính sẽ

           khiến đối phương thỏa mãn tâm lí tìm kiếm sự uy nghiêm, từ đó chấp
   295   296   297   298   299   300   301   302   303   304   305