Page 305 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 305
Anh Lân là nhân viên bán hàng của một công ty, cả ngày anh bán
hàng bên ngoài, nói đến khản cả tiếng mà không có kết quả gì, anh
cảm thấy mình không thích hợp với công việc này nên rất chán nản và
muốn bỏ việc. Sau khi về đến công ty, anh lập tức tìm quản lí và nộp
đơn từ chức.
Người quản lí xem xong mỉm cười và nói với anh: “Anh rất chăm
chỉ làm việc, cũng rất tích cực. Anh làm rất tốt, nhất định sẽ có thành
tích. Chỉ là anh vẫn còn thiếu ngôn ngữ khi giao tiếp với mọi người,
anh nói chưa thuyết phục, hơn nữa biểu cảm khuôn mặt rất cứng
nhắc. Nếu khắc phục được những điểm này, nhất định anh sẽ có
thành tích tốt. Tôi tin anh, hãy cố lên!”
Anh Lân nghe thấy thế rất cảm động, hạ quyết tâm nhất định sẽ
làm tốt. Anh vui vẻ nhận lại đơn từ chức, và cống hiến hết mình cho
công việc.
Nếu muốn có được hiệu quả tốt, để lời nói thật không phải là lời
nói khó nghe thì khi giao tiếp với người khác, bạn cần có một số kĩ
năng. Lời nói không thỏa đáng không những mang lại hậu quả xấu,
mà còn có thể gây ra mâu thuẫn.
(1) Hành động thận trọng
Thực tế, lời góp ý xuất phát từ nguyên nhân muốn tốt cho người
khác. Do đó, phải hành động thận trọng để đối phương hiểu ý tốt của
bạn, không nên qua loa, đại khái. Thái độ khi nói phải thành thật,
ngôn ngữ không nên quá hoa mỹ.
(2) Thời cơ thích hợp
Hoàn cảnh và thời cơ thích hợp là hai nhân tố quan trọng giúp lời
nói thật trở nên dễ nghe. Ví dụ, khi đồng nghiệp hoặc cấp dưới của
bạn đã cố gắng hết sức để làm việc nhưng vẫn không thể làm tốt, gây
ảnh hưởng tới bạn, khi đó tốt nhất không nên góp ý. Nếu bạn nói câu
sau trong thời điểm không thích hợp: “Nếu lúc đầu chị làm thế này thì
đã không khiến mọi việc trở nên tồi tệ” thì sẽ gây cho đối phương tâm
lí phản cảm và chống đối, ảnh hướng xấu tới công việc. Nếu lúc đó
bạn chỉ nói những câu an ủi: “Chị vất vả rồi”, “Chị đã rất cố gắng,
nhưng chuyện này thực sự khó”… sau đó mới nhắc đến nguyên nhân
thất bại và đưa ra lời góp ý, như vậy đối phương sẽ dễ tiếp nhận. Bạn