Page 309 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 309
bình nước, Vân khóc và nói to: “Đập đi, anh đập hết đi!” Lúc đó,
chồng cô cũng mất lí trí, thuận tay ném luôn cả chiếc TV mới mua.
Nếu lúc ấy, giữa vợ chồng có một người nhượng bộ, thì sự việc đã
không trở nên phức tạp như vậy.
Ví dụ 2: Do yêu cầu công việc nên Trịnh thường phải tới bưu điện
giao dịch và tiếp xúc với một cô nhân viên. Do công việc bận rộn nên
cô nhân viên thường tỏ ra lạnh lùng, khó chịu.
Trịnh nghĩ, làm thế nào mới có thể góp ý cho cô ấy? Sau đó, anh
đã nghĩ ra một cách. Hai tháng sau, khi lại phải đến giao dịch tại bưu
điện, anh đã mỉm cười và nói với cô nhân viên: “Thái độ phục vụ của
cô rất tốt, cô vẫn luôn giữ được bình tĩnh ngay cả với những khách
hàng phiền hà nhất.”
Cô nhân viên nghe thấy vậy chỉ mỉm cười mà không phát biểu
thêm gì.
Vài ngày sau, Trịnh lại đến bưu điện. Vừa bước vào, cô nhân viên
đã cười tươi với anh. Cô còn lấy từ trong ngăn kéo ra một cuốn sách
hay và chủ động cho anh mượn về đọc.
Thiết nghĩ, nếu Trịnh cũng tỏ thái độ bất mãn như Vân ở ví dụ 1,
thì không những gây ảnh hưởng xấu tới cảm xúc bản thân, mà còn
làm hỏng việc của mình. Trịnh đã dùng lời khen thay thế cho lời trách
móc để mang lại hiệu quả tốt đẹp hơn.
Từ đó có thể thấy, lời khen dễ làm thay đổi con người hơn lời phê
bình.
Chúng ta hãy tìm hiểu về người khác, đừng chỉ biết phê bình hay
trách mắng. Hãy nghĩ tới những ưu điểm của đối phương và khen
ngợi họ.
Khi góp ý hay phê bình ai đó, hãy khéo léo sử dụng cách thức và
phương pháp thích hợp để họ tự nhận ra lỗi sai của mình và vui vẻ
tiếp nhận ý kiến đóng góp.