Page 311 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 311
Sau khi chỉ ra điểm chưa tốt trong bài diễn văn, nhận thấy người
viết đã bỏ ra không ít tâm sức, nên McKinney đã khen ngợi từ ngữ và
khẳng định bài viết hoàn toàn phù hợp trong các trường hợp khác.
Cách làm này đã khiến người viết diễn văn vui vẻ tiếp nhận ý kiến,
tích cực hoàn thành, chỉnh sửa bài viết.
Trong cuộc sống và trong công việc, cách làm này cũng rất hữu
dụng. Để đối phương có thể thoải mái tiếp nhận ý kiến thì sau khi phê
bình, hãy khen ngợi điểm tốt của họ. Giống như một doanh nhân nổi
tiếng người Mỹ đã từng nói: “Cho dù bạn phê bình điều gì, cũng phải
tìm ra điểm tốt của đối phương để khen ngợi, phê bình trước hay sau
đều phải làm như vậy. Đây chính là chiến lược Hamberger”.
Lựa chọn cách thức phê bình phù
hợp với từng người
Khi chúng ta phát hiện và chỉ ra lỗi sai của người khác (thực tế
cũng có thể là quan điểm của bạn và người đó khác nhau), sẽ xuất
hiện một số vấn đề. Việc phê bình sẽ ảnh hưởng đến công việc của
người khác, vì vậy, khi lựa chọn cách thức phê bình phải cân nhắc tới
hoàn cảnh cụ thể của đối tượng bị phê bình.
Xác định độ tuổi
Cùng một vấn đề, nhưng với những người ở độ tuổi khác nhau
thì sẽ có cách thức phê bình, góp ý khác nhau. Điều này yêu cầu người
phê bình trước tiên phải xác định độ tuổi của đối phương. Đối với
những người nhiều tuổi, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ thảo luận, trao
đổi ý kiến. Đối với những người cùng độ tuổi, có thể tự do trao đổi.
Đối với người ít tuổi hơn có thể sử dụng ngôn ngữ gay gắt để khiến
người đó nhận thức sâu sắc vấn đề. Đồng thời, khi phê bình phải chú
ý cách xưng hô.
Tóm lại, những người ở độ tuổi khác nhau có đặc điểm khác
nhau, yêu cầu của họ cũng không giống nhau. Vì vậy, lựa chọn cách
thức góp ý, phê bình phải phù hợp với từng người.
Nghề nghiệp, cấp bậc khác nhau