Page 14 - demo
P. 14

14 | THÍCH NGUYÊN HỒNG




             Dưới mắt  người Tây phương thì chương trình giáo dục của
            Đông phương hình như chú trọng vào việc duy trì những định

            chuẩn sinh hoạt hiện hữu và ý thức quốc gia hơn là sự phát
            triển cá nhân, chú trọng vào sự ổn định xã hội hơn là sự tiến bộ

            xã hội (Oriental programs of education seem to have been concerned

            with fixing and perpetuating existing standards and national ideas
            rather than with the development  of the individual, with social
                                                  2
            stability rather than with social progress).

             Thực ra nhận xét trên đây có phần  đúng  khi  quan  sát  nền

            giáo dục cổ Trung hoa, Hindu và nền văn hóa Ba tư vì trừ một
            vài điểm khác biệt, chúng có ba đặc tính tương tự đó là sự hấp

            thụ truyền thống, duy trì trật tự xã hội và sửa soạn vai trò cá
            nhân trong đời sống.


             Tuy  nhiên  để  có một nhận  định  khách  quan  hơn  chúng  ta

            không thể không nêu lên hai tính cách đặc biệt có ảnh hưởng
            lớn đối với nền giáo dục Đông phương đó là Giáo dục Khổng

            giáo và Giáo dục Phật giáo.


             1. GIÁO DỤC KHỔNG GIÁO

             Cũng như hầu hết các nền giáo dục thời cổ đều nhằm chinh

            phục con người, trước tiên bằng cách rèn luyện cho nó trở nên
            thuần thục, theo khuôn phép rồi sau mới đến các phương diện




             2  The Educator’s Encyclopedia, Prentice-Hall, 1969, p.13.
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19