Page 19 - demo
P. 19
GIÁO DỤC HỌC | 19
Có những tôn giáo chủ trương khoái lạc. Họ cho rằng con
người từ ý thức đến hành vi sở dĩ xấu ác tội lỗi là vì khoái lạc
không được thỏa mãn. Theo họ nếu khoái lạc được thỏa mãn
thì con người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng khinh khoái, nếu được no
đầy khoái lạc thì con người mới thật sự tự do trước dục vọng,
không những không còn bị cám dỗ lôi cuốn mà trái lại còn
kinh tởm là đàng khác. Có những tôn giáo thì lại chủ trương ép
xác khổ hạnh. Họ ngồi trên bàn chông, phơi nắng, nhịn đói,
đứng một chân, quất roi da vào mình v.v... dùng đủ mọi hình
thức để hành hạ xác thân. Họ cho rằng thân xác là nguyên
nhân của mọi tội lỗi. Nó là con ngựa bất kham phải được trừng
trị cho đến tê mê kiệt quệ không còn cảm giác không còn đòi
hỏi thấp hèn nữa. Theo họ thân xác là tù ngục giam hãm tinh
thần không cho nó thể nhập được với nguồn sống tinh ba của
vũ trụ. Thân xác hãy như cây củi khô, phải đốt cho cháy tiêu
tan thì khói (tinh thần) mới bốc cao lên tận chín phương trời.
Trong tất cả các tín ngưỡng tôn giáo đang lưu hành tại Ấn độ
lúc bấy giờ thì đạo Bà-la-môn là có uy quyền hơn cả. Đạo Bà-la-
môn không những ngự trị về mặt học thuật tư tưởng mà còn
định đoạt đến cả sự an bài giá trị các giai tầng xã hội.
Về mặt xã hội, theo Bà-la-môn giáo thì tất cả mọi người đều
do thần Brahma sinh ra cả. Trong Nguyên nhân tán ca có chép
rằng: “Dòng Bà-la-môn được sinh ra từ miệng, dòng vương tộc
được sinh ra từ hai cánh tay, thứ dân được sinh ra từ hai mắt và