Page 16 - demo
P. 16

16 | THÍCH NGUYÊN HỒNG




                   5
            học dã) . Cái học của kẻ trưởng thành là làm sao cho sáng tỏ cái
            đức sáng suốt, làm cho dân trí dân sinh luôn đổi mới, khi nào

            đạt đến chỗ hoàn toàn mới thôi (Đại học chi đạo tại minh minh
                                                6
            đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện) . Muốn được cái thứ bậc ấy
            thì sự học  và sự thực  hành phải theo  tuần tự trước hết là tu

            thân thứ đến là tề gia rồi mới trị quốc nhiên hậu mới sáng tỏ
            được cái minh đức trong thiên hạ (cổ chi dục minh minh đức ư
            thiên hạ giả tiên trị kỳ quốc, dục trị kỳ quốc giả tiên tề kỳ gia,

                                             7
            dục tề kỳ gia giả tiên tu kỳ thân).

             Dưới thời Khổng tử, xã hội nhà Chu là một xã hội phân loạn
            về chính trị. Các chư hầu không tòng phục nhà Chu và luôn

            luôn xâm lấn thôn tính lẫn nhau đề đồ vương tranh bá. Trong
            cảnh lịch sử đó nền giáo dục Khổng giáo đã xuất hiện như một

            chủ thuyết giáo dục chính trị nhằm vãn hồi trật tự của một xã

            hội hỗn loạn. Muốn thế trước tiên phải đưa lên một hình ảnh
            tượng trưng sự thống nhất nhân tâm và xã hội, và Khổng tử đã

            chủ trương tôn phù nhà Chu như một hình ảnh tượng trưng
            cho sự  thống nhất  đó.  Khổng tử  đã  ca  tụng  cái  văn  hóa  nhà

            Chu và nói rõ ràng lập  trường theo nhà Chu của mình:  “So
            sánh với Hạ, Ân thì văn hóa nhà Chu rực rỡ thay! Ta theo nhà

            Chu”. (Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai! Ngô tòng Chu) .
                                                                           8

             5  Đại học, lời chú của Chu Hi.
             6  Đại học.
             7  Đại học.
             8  Luận ngữ, Bát tu, câu 14.
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21