Page 18 - demo
P. 18
18 | THÍCH NGUYÊN HỒNG
thần ngài đã từ chối những câu hỏi có tính cách siêu hình ấy
mà bảo rằng: “Đã biết hết sự sống là thế nào chưa mà đòi biết
đến sự chết? Chưa có thể phụng sự được con người nói chi đến
việc phụng sự quỉ thần!” (vị tri sanh yên tri tử... Vị năng sự
14
nhân yên năng sự quỉ).
Những dẫn chứng nêu trên cho ta kết luận rằng giáo dục
Khổng giáo đã đánh dấu một sự tiến bộ lớn lao trong nền giáo
dục cổ Đông phương với hai tính cách đặc biệt đó là tính cách
xã hội và tính cách phi tôn giáo.
Tuy nhiên cái mẫu người lý tưởng mà nền giáo dục Khổng
giáo nhằm đào tạo có tính cách cao quí quá khiến đến nỗi về
sau nền giáo dục này gần như dành riêng cho một lớp người ở
thượng tầng xã hội.
2. GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
Xã hội Ấn độ dưới thời Thích Ca Mâu Ni (khoảng 500 năm
trước kỷ nguyên Tây lịch) có hai hiện trạng đặc biệt: một thuộc
về khía cạnh tư tưởng và một thuộc về khía cạnh xã hội.
Về mặt tư tưởng có thể nói đây là quê hương của nhiều tín
ngưỡng tôn giáo như là bái vật giáo, đa thần giáo, nhất thần
giáo, vô thần giáo v.v... Theo Phạm-Động Kinh trong bộ
Trường A-hàm thì lúc bấy giờ có đến 62 học phái ngoại đạo.
14 Sđd, Tiền tiến, câu 12.