Page 20 - demo
P. 20
20 | THÍCH NGUYÊN HỒNG
dòng hạ tiện nô lệ được sinh ra từ hai chân của thần sáng tạo”
15
(Rg. X. 92. 12) . Từ huyền thoại được chép trong thánh kinh
Phệ đà đó, xã hội Ấn độ đã sống trong sự phân chia vô cùng
khe khắt. Học thuật, tư tưởng, tế tự nói chung sinh hoạt văn
hóa thì nằm trong tay giai cấp Bà-la- môn. Quyền chính trị nằm
trong tay giai cấp vua chúa. Quyền kinh tế thì nằm trong tay
giai cấp thương gia. Còn giai cấp hạ tiện nô lệ thì bị khinh miệt
xua đuổi như súc vật.
Trong bối cảnh lịch sử đó nền giáo dục Phật giáo đã xuất hiện
như một cuộc cách mạng về tư tưởng và cách mạng về xã hội.
Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ nếp sống cao sang để dấn thân tìm
đạo rồi cũng từ bỏ nếp sống khổ hạnh để trở lại nếp sống bình
thường. Hai cử chỉ ấy là một sự thể nghiệm và minh chứng rằng
những kẻ chủ trương khoái lạc cũng như những kẻ chủ trương
khổ hạnh đều sai lầm. Bài nói pháp đầu tiên của Thích Ca Mâu
Ni tại vườn nai: Tứ Diệu Đề (Cattari Saccani) đã phủ nhận cái
gọi là chúa tể sáng tạo của nhất thần giáo cũng như đánh đổ
những lập luận ấu trĩ không hợp lý của phiếm thần giáo và đa
thần giáo. Đạo lý nhân quả nằm trong thuyết Tứ Diệu Đề giải
thích bởi thuyết Thập nhị nhân duyên cắt nghĩa sự sinh thành
tồn tục của vũ trụ vạn vật mà không lâm vào ngõ bí như nền
triết học Thật tại luận (Realism) trước vấn đề nguyên nhân đầu
15 Miyamoto Seison, Nghiên cứu lịch sử thành lập Đại Thừa Phật giáo,
Sanseido, Showa 32, tr.35 – trích dẫn lại.