Page 17 - demo
P. 17
GIÁO DỤC HỌC | 17
Khổng tử san định Kinh Thi, là những bài hát ca dao, phong
dao mà Khổng tử coi đó như phương tiện phổ biến chủ trương
giáo dục rộng rãi nhất trong quảng đại quần chúng. Theo
Khổng tử trong ba trăm thiên Kinh Thi có thể nhận định tóm
tắt bằng một câu là Tư tưởng không tà vạy (Thi tam bách, nhất
9
ngôn dĩ tế chi viết: Tư vô tà) . Và luôn luôn đề cao truyền
thống tốt đẹp bằng sự ca tụng thuở thái hòa của thời Nghiêu,
Thuấn là những vì vua dùng đức trị mà không dùng pháp trị
(Đại tai, Nghiêu chi vi quân dã. Nguy nguy hồ duy thiên vi
11
10
đại) (Thuấn hữu ngũ nhân nhi thiên hạ trị) . Vì theo Khổng
tử lấy đức độ mà làm chính trị thì tự nhiên mọi người theo khác
nào sao bắc đẩu hội tụ các vì sao khác (Vi chính dĩ đức thi như
12
bắc thần cư kỳ sở nhi chúng tinh cung chi).
Ngoài ra giáo dục Khổng giáo còn là một nền giáo dục thực tế
nhằm giải quyết các nhu cầu xã hội về đời sống. Mặc dầu chủ
trương lễ nhạc nhưng sợ kẻ hậu học hiểu lầm đó là lễ nghi cúng
bái của tôn giáo, ngài bảo: “Nói lễ đâu phải là nói đến ngọc lụa!
Nói nhạc đâu phải là nói đến chuông trống!” (Lễ vân, lễ vân,
ngọc bạch vân hồ tai. Nhạc vân, nhạc vân, chung cổ vân hồ
13
tai) . Khi Quí Lộ hỏi về lẽ sống chết cũng như sự thờ cúng quỉ
9 Sđd, Vi chính, câu 2.
10 Sđd, Thái bá, câu 19.
11 Sđd, Thái bá, câu 20.
12 Luận ngữ, Vi chính, câu 1.
13 Sđd, Dương hóa, câu 2.