Page 15 - demo
P. 15
GIÁO DỤC HỌC | 15
khác. Giáo dục Khổng giáo bắt đầu với đứa trẻ bằng sự dạy lễ
nghĩa, đạo đức rồi sau mới cho học văn chương trau giồi tài an
bang tế thế. Thiên mở đầu Bộ Luận ngữ, bộ sách tập hợp
những lời dạy của đức Khổng, đã nói về sự học như sau: “Kẻ đệ
tử ở trong gia đình thì hiếu thảo ra ngoài thì thuận hòa, cẩn
trọng và thành thật, yêu mọi người và giữ lòng nhân hậu. Làm
được những điều ấy thừa sức, nhiên hậu mới học văn chương”
(Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng
3
nhi thân nhân. Hành hữu dư lực tắc dĩ học văn) . Trước hết
người ta dạy những điều ứng đối (cách thưa gởi đối đáp), tấn
thối (nết đi đứng) sái tảo (quét dọn nhà cửa và tưới cây). Khi
những khuôn phép này thuần thục rồi, cái học thực sự của
người trưởng thành mới bắt đầu. Đó là vào cỡ tuổi 15 mà các
nhà giáo dục Khổng giáo thường căn cứ vào lời của đức Khổng:
“Ta đến tuổi 15 thì dốc chí vào sự học hành” (Ngô thập hữu
ngũ nhi chí hồ học) . Đứa trẻ sẽ được dạy về Lễ Nhạc tức sự
4
cẩn trọng và điều hòa trong nếp sống đạo đức, Xạ Ngự tức
phép bắn cung, cỡi ngựa, rồi đến Thư Số tức văn chương và
toán pháp. Sự đào luyện các khả năng nêu trên, ta thấy giáo
dục Khổng giáo cũng đã nhằm đáp ứng sự phát triển con người
về ba phương diện: đức dục (Lễ Nhạc), thể dục (Xạ Ngự) và trí
dục (Thư Số). Giai đoạn giáo dục này Khổng giáo gọi là Đại
học, tức cái học của kẻ trưởng thành (Đại học giả đại nhân chi
3 Luận ngữ, Học nhi, câu 6.
4 Sđd, Vi chính, câu 4.