Page 21 - demo
P. 21

GIÁO DỤC HỌC | 21




            tiên. Thuyết nguyên nhân và nghiệp của Thích Ca Mâu Ni đã
            trả lại cho con người cái giá trị đích thực của nó mà xưa kia đã

            bị thần linh tước đoạt. Nghĩa là con người có trách nhiệm về sự
            hạnh phúc hay khổ đau bằng hành vi của chính nó chứ không

            do may rủi, định mệnh hay sự thưởng phạt của thần linh. Vì

            thế  Thích  Ca  Mâu  Ni  đã  chỉ  dạy  tám  con  đường  hành  động
            chân chính tức thuyết Bát Chính đạo (Atthangiki magga) để
            cải thiện đời sống cho hiện tại cũng như mai sau.


             Thuyết Tứ  Diệu  Đề  và  Bát  Chính  Đạo vừa nêu trên, mặt

            khác, còn bác bỏ huyền thoại về sự phân chia giai cấp đã ngự trị
            xã hội Ấn độ từ khi dân Aryan thu phục xứ này. Trong Tiện

            dân kinh, một bản kinh giải thích về sự hạ tiện hay tôn quí của
            người dân, có đoạn: “Con người sinh ra không ai là tiện dân

            không ai là Bà-la-môn cả mà do hành vi của họ làm cho họ trở

                                                             16
            thành tiện dân hay Bà-la-môn” (Sn. I. 7. Vasala) . Lời tuyên bố
            của Thích Ca Mâu Ni trong Tiện dân kinh là tiếng sét đánh đổ

            nhào cái thành trì ngàn năm phân chia giai cấp. Để thực hiện
            cuộc cách mạng xã hội, Thích Ca Mâu Ni, một vì Đông cung

            thái tử dòng Sát-đế-lị đã “cầm cái bát của kẻ ăn xin”! Thích Ca
            Mâu Ni đã tổ chức đời sống Tăng đoàn theo chế độ lục hòa.

            Đây có thể nói là một mô thức sinh hoạt lý tưởng của một xã
            hội không  tranh chấp. Bà Gotami, theo Tiểu phẩm luật, là



             16  Miyamoto Seison, Nghiên cứu thành lập Đại Thừa Phật giáo,  Sanseido.
            Showa 32, tr. 39 – trích dẫn lại.
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26