Page 38 - demo
P. 38
38 | THÍCH NGUYÊN HỒNG
Suốt thế kỷ 18 và một phần lớn thế kỷ 19, những trường công
lập (public schools) và những trường cổ điển (grammar
schools) thông thường được xem như là nơi cung ứng một thứ
giáo dục cần thiết cho hàng thân sĩ quí tộc (gentleman) trong
khi những loại trường khác thì dành cho con em các giai cấp
thấp hơn.
1. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỔ ĐIỂN
Kể từ thời Victoria (Victoria era 1819-1901) ở Anh, người ta
đã làm một sự tách biệt quá xa giữa giáo dục và đời sống. Giáo
dục và sư phạm gần như là đồng hóa cho nhau, là những gì chỉ
thực hiện trong lớp học một cách khắt khe và không hứng thú.
Các trường cổ điển (grammar schools) dạy 3R cho trẻ con bằng
roi vọt và kỷ luật. Cái roi được coi như tượng trưng cho tinh
thần kỷ luật giáo dục của dân Anh-cát- lợi. Theo quan niệm
chung của thời kỳ này thì đầu óc trẻ là một khối trống rỗng mà
nhà giáo dục có phận sự rót sự hiểu biết vào đó, ban cho chúng
các khả năng bằng phương pháp ký ức và quan sát.
2. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TIẾN BỘ
Sau Đệ nhất thế chiến, thái độ giáo dục đã thay đổi nhờ ảnh
hưởng sự phát triển của khoa tâm lý học. Bình luận gia Anh
quốc, Aldous Huxley đã chống lại lối giáo dục nhồi sọ như sau:
“Tâm hồn con người ta không phải như một dung khí có thể
rót đầy bất cứ thứ gì vào một cách máy móc. Nó sống động và