Page 100 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 100

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           “quán trọ” tuyệt vời! Tôi đọc cho Lê Hùng Dũng - một đồng nghiệp - hai
           câu thơ cổ đã được “cải biên” :
              Ô Môn vô lữ quán,
              Kim dạ đáo thuỳ gia?
              (Ô Môn không quán trọ,
              Đêm nay ngủ nhà ai?)
              2.
              Những biến động lớn lao của lịch sử dân tộc từ sau 1975, đã làm
           thay đổi mọi điều- mà trong đó - thầy trò chúng tôi như những nhánh
           sông đời trôi về vạn nẻo. Thực sự, tôi đã chuyển nhiệm sở về công tác tại
           Trường Trung học Phan Thanh Giản, nhưng vẫn còn gắn bó với Trường
           TH Phong Phú qua một số giờ dạy hợp đồng cho đến cuối năm 1974. Buổi
           đầu đất nước thanh bình, nhưng cuộc sống người trí thức gặp không ít
           khó khăn từ vật chất đến tinh thần. Tôi đã trôi dạt từ Trung học Bình
           Lạc, đến Cấp ba An Thôn Trang, rồi Long Hoà, Long Tuyền suốt 10 năm
           đầy gian khổ. Nhiều lúc định bỏ nghề, chọn con đường khác đỡ khổ hơn,
           nhưng rồi bao nhiêu kỷ niệm một thời qua lại trở về như tạo chất men say
           để giúp tôi tồn tại với nghề mà tôi đã từng ước ao từ những ngày thơ ấu.
           Có phải chăng chính những đồng nghiệp, những học trò thân yêu của tôi
           ở mái trường Phong Phú  đã cho tôi niềm tin vào cuộc sống?
              Cho đến giờ nầy, tôi vẫn còn trân trọng giữ gìn những bài văn, thơ của
           Lương Thị Vân đăng trên đặc san “Đuốc Hồng”, vẫn còn giữ quyển sách
           viết về Jean PautSatre mà Phan Công Lợi đã tặng trong một buổi trưa
           nào ở nhà em. Hay quyển Thánh kinh của  Đặng Thị Hoàng Liên, dù tôi
           không phải là một tín đồ Công giáo. Tôi nhớ Phan Đức Trí, ngay trong
           buổi sáng đầu tiên bước vào lớp học, khi Trí với tư cách là lớp trưởng hô
           các bạn đứng nghiêm chào thầy,  thì đã có em lên tiếng: “Thầy ơi, Trí đã
           có một vợ hai con rồi đó!” Anh thầy giáo trẻ mặt còn măng sữa là tôi hết
           sức ngạc nhiên “không tin, dù đó là sự thật”!... Tôi nhớ Bùi Xuân Thọ
           và bài thơ tặng của Thọ vào dịp tết. Một bài thất ngôn bát cú, vần điệu
           chưa chỉnh lắm, nhưng hết sức chân thành làm tôi bồi hồi xúc động. Tôi
           nhớ Nguyễn Văn Thức, một học sinh nghèo ở tận bến đò Đu Đủ, mỗi
           ngày phải lội bộ đến trường. Thức thường đi chân đất và đặc điểm là mỗi
           bàn chân đều sáu ngón. Nhiều lần, tôi gọi tài xế xe đò dừng lại để cho
           Thức quá giang. Sau nầy, thầy trò có dịp gặp lại khi Thức là một công
           an công tác tại Long Hoà với cái tên mới là Nguyễn Hoàng Hải. Nhưng

                                         103
   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105