Page 167 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 167
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
nhắn tin kết bạn của một cái tên rất lạ: Nguyễn Sông Trẹm. Kèm theo tin
nhắn là câu hỏi của anh: “Tôi có một người quen trước đây ở Cần Thơ,
anh ấy tên là Lê Trúc Khanh. Chẳng biết anh có dùng trùng bút hiệu
không?”. Có lẽ anh nghĩ rằng tôi đã đi nước ngoài hoặc đã mất. Tin nhắn
ấy làm lòng tôi rưng rưng vì nhớ về một thời thân ái cũ. Đến khi tôi gởi
cho anh bản chụp bài thơ anh gởi Về Nguồn từ hơn 40 năm trước, với
tên tác giả là Hoài Mặc Thanh, anh mới tin là thật. Chàng trai trẻ quê
Thới Bình - Cà Mau ấy, ngày nào, nay đã là một “lão nông tri điền” lưu
lạc tận Đồng Nai. Tôi vẫn nhớ từng nét chữ thân quen của bao nhiêu
người bạn: Trịnh Bửu Hoài, Hoài Mặc Thanh, Phan Hữu Tiếp, Minh Giang
Hồng Diễm, Minh Cang - Thương Hoài Thương, Trúc Thanh Tâm, Hồng
Băng, Trần Duy Cang, Trần Hoàng Vy, Trần Kiêu Bạt, Phù Sa Lộc, Lâm
Hảo Dũng, Hà Thúc Sinh, Tô Đình Sự, Lưu Vân, Lộc Vũ, Phạm Quyên
Linh, Trần Tử Lan, Lê Vũ Hùng, Việt Chung Tử, Thu Trúc, Kiều Mộng
Hà, Tô Đình Sự, Nguyễn Bạch Dương, Trần Anh Tài, Trần Ngọc Hưởng,
Như Uyên Thủy,Kim Đan, Mai Huỳnh Văn... Có lẽ, thời đó, chưa có các
phương tiện hiện đại như điện thoại di động, như vi tính... mà chủ yếu
chúng ta gặp nhau qua những bức thư gởi về từ bưu chính viễn thông
hoặc từ một KBC nào xa lăng lắc... Chính vì thế, sự đợi chờ tin tức, bài vở
sáng tác của bạn bè là một miền ký ức không thể nào quên.
Nhắc đến Chương trình thi văn Về Nguồn là có biết bao nhiêu điều
để nói. Chương trình chúng tôi không nhận được bất kỳ kinh phí nào từ
Đài phát thanh (thời đó chưa tính thù lao như bây giờ) do đó, các bạn đều
là “tự nguyện”. Những giọng ngâm thơ, đàn tranh, thổi sáo... phần lớn là
học sinh tại các trường Trung học Cần Thơ, là quân nhân, là công chức,
là những lao động tự do đủ mọi ngành nghề cứ hẹn gặp nhau vào mỗi
chiều Chủ nhật bất kể nắng mưa. Nhiều bạn cộng tác với chương trình từ
thời học trò, cho đến khi đã lập gia đình, có con cái rồi... vẫn không quên
được những ngày Chủ nhật để rồi tiếp tục đến với bè bạn cũ. Cái gì có sức
cuốn hút những người thân yêu đó, nếu không phải là tấm lòng vô vụ lợi,
là tình yêu văn nghệ thiết tha, là nơi gặp gỡ, chia sớt cùng nhau những
buồn vui trong cuộc đời đầy bất trắc? Bao nhiêu người bạn ấy đã cùng tôi
họp sức để kết nối tình yêu đến tận chân trời góc bể và hiện nay, còn lại
mấy người đang sống tại Cần Thơ? Tôi nhớ hoài một “giai thoại” thật thú
vị. Lần đó, Minh Phước - cây đàn tranh của chương trình - dẫn vào giới
thiệu với tôi, anh có đứa em kết nghĩa muốn tham gia. Chàng thiếu niên
nầy khoảng 15, 16 tuổi, nhưng rất đa tài. Giỏi đàn tranh, độc huyền, thổi
170