Page 169 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 169
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
vấn Về Nguồn từ năm 1964. Sách của ông được nhà xuất bản Tân Việt
thời đó ấn hành liên tục, nhưng ông lại sống cuộc đời thanh bạch, nghèo
khó trong con hẻm Vú Sữa bùn lầy nước đọng những năm 50, 60 thế kỷ
trước và ra đi âm thầm trong khi công trình tim óc của ông bị chuyển
sang tay người khác.
Cũng xin được nhắc đến nhà thơ Thông Xanh, tức giáo sư Lai Thanh
Tòng của trường Phan Thanh Giản. Thầy dạy Việt văn, có sáng tác thơ
văn, thích làm báo chí, là giáo sư cố vấn của chúng tôi trong lần thực hiện
giai phẩm Xuân 1968. Tôi không học thầy và mỗi lần vào nhà tôi, thầy
thường nói với má tôi: “Nó là em nuôi của con!”. Bởi vậy, thầy đã dành
cho tôi và Về Nguồn những cảm tình sâu đậm. Thầy cũng là người âm
thầm hỗ trợ chương trình thi văn Về Nguồn, qua việc “giúp vốn” cho tôi
trong những lần chi trả! Về việc giảng dạy, thầy cũng chính là người đã
giới thiệu tôi để thầy Võ Văn Trí - Hiệu trưởng - cho tôi được giảng dạy
tại Trung tâm học đêm Phan Thanh Giản từ những năm 1970. Khoảng
năm 1973, thầy và gia đình đổi về Sài Gòn. Từ đó, tôi ít có dịp gặp thầy,
trừ một lần, thầy theo đoàn du lịch nhân dịp hè của trường Lê Quang
Định, có nhắn tôi đến Khách sạn Hậu Giang. Buổi gặp gỡ vội vàng vì
sau đó, đoàn lại di chuyển xuống tham quan Sóc Trăng. Từ đó, thầy trò
không gặp nhau cho đến khi được tin thầy mất tại Sài Gòn... Buồn biết
bao nhiêu khi đọc lại mấy dòng thơ của thầy trong tuyển tập Về Nguồn:
Có bao giờ em đếm được lằn roi chằng chịt kẻ ô trên vầng trán của anh
Một tên tù chung thân vì tội giết người
Giết người không bằng súng, bằng dao
Mà bằng tình thương, bằng ngôn ngữ....
.........
Người thứ ba tôi nhắc ở đây là nhà thơ Lê Hà Uyên, tức giáo sư Lê
Văn Quới. Anh là anh ruột tôi và cũng là người gắn bó với Về Nguồn tự
buổi đầu tiên, là một trong ba cố vấn của Về Nguồn. Chính anh đã gợi ý
để chúng tôi chọn tên Về Nguồn cho thi văn đoàn tháng 9/1964. Trong
các thi tuyển Về Nguồn đều có lời mở đầu và anh cũng là tác giả. Trong
chương trình thi văn Về Nguồn có mục “Nhân kiệt - vùng địa linh Đồng
Nai”, giới thiệu đất và người miền Nam qua thơ văn, thì anh cũng là
người góp nhiều công sức. Nhưng đường đời thì không hề trải thảm mà
dẫy đầy gai góc. Sau năm 1975, anh ít sáng tác, quay về nghề dạy học
cũng bảy nổi ba chìm. Nhắc đến anh Lê Hà Uyên, tôi chợt nhớ đến hai
172