Page 173 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 173

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH


           MAI HUỲNH VĂN:


           CÁNH CHIM “SƠN CA LẶNG

           LẼ BAY RỒI”



                             ựa đề bài viết là một câu trong bài thơ lục bát có tên
                         T“Một nửa cuộc đời” của Mai Huỳnh Văn viết khoảng
                         thập niên 70 thế kỷ 20:
                            Sơn ca lặng lẽ bay rồi
                            Mùa xuân rét mướt tôi mời tôi đi..
                 ời thơ như một dự báo buồn, vì cánh chim đó đã bay vào cõi vô
              Lcùng, giã từ gia đình, bè bạn trong một ngày chớm đông cách đây
           tròn 25 năm. Nếu còn sống, thì nay anh đã qua  tuổi 80. Anh quê ở Tầm
           Vu, nay là xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Anh cũng
           là học sinh Trường Trung học Phan Thanh Giản - Cần Thơ. Từ những
           năm còn ngồi trên ghế nhà trường, Văn đã bắt đầu sáng tác thơ, có mặt
           đều đặn trên các giai phẩm xuân của trường phát hành vào dịp Tết.
              Trong tờ giai phẩm Xuân trường Phan Thanh Giản năm Mậu Thân
           1968, chúng tôi có mở thêm chuyên mục “Vùng xanh đã mất”. Đây là
           chuyên mục giới thiệu sáng tác của những học sinh cũ đã rời trường, là
           chút kỷ niệm về thầy cô, bè bạn. Lần đó, chuyên mục nầy giới thiệu hai
           tác giả là Mai Huỳnh Văn với bài thơ “Nhìn về thân phận” và Dy Trang
           (Nguyễn Thanh Liêm) với đoản văn “Khi xa Cần Thơ mến yêu”.
              Thơ Mai Huỳnh Văn chơn chất, thực thà mà cũng đầy sâu lắng, nhanh
           chóng  được bạn bè thuộc lòng, nhắc hoài trong những lần gặp mặt:
              “Tôi bây giờ như chiếc xe tang
              Chở đám ma tôi chở đám ma nàng...
              Chở đám bạn bè, chở người thân thuộc
              Về nghĩa trang nào nằm ngủ cho yên ?”

           Thậm chí, có nhiều chàng “cải biên” thành thơ “trào phúng”:
              “Tôi bây giờ như chiếc xe...lôi...”


                                         176
   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178