Page 174 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 174

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
              Nhưng có mấy ai hiểu đằng sau những dòng thơ ấy là ẩn chứa cả
           một nỗi đau xót lặng thầm của kiếp người trôi nổi lênh đênh giữa cái
           đói nghèo triền miên vây bủa?
              Có thể nói không quá lời, các thành viên Ban Văn nghệ báo chí  trường
           Phan Thanh Giản năm đó không ai là không thuộc hai câu thơ trên, dù
           nhiều bạn chưa hề gặp mặt, chưa hề biết tên tác giả Mai Huỳnh Văn!
              Viết tới đây, lòng tôi băn khoăn, ray rứt. Bởi vì sau mùa xuân 1968,
           cuộc chiến bắt đầu lan rộng, bạn bè lần lượt lên đường và rất nhiều người
           không trở lại. Trong đêm họp mặt liên hoan của Ban báo Chí, chúng tôi
           đã cùng thực hiện một tập san in ronéo lấy tên là “Góp lửa”. Có phải
           chăng là linh cảm về một sự chia lìa, nên các bạn đã thức suốt đêm từ 23
           đến rạng 24 tháng 1 năm 1968, để hát hò,tâm sự, làm báo và cả một tập
           thơ? Trong  tờ tập san, các thành viên tự ghi tên, địa chỉ và ký tên mình.
           Tôi vẫn còn giữ tờ báo và danh sách đó. Có tất cả 45 người. Phần cuối
           danh sách, chúng tôi còn ghi rất rõ ràng: “Tờ báo được hình thành sau
           một đêm thức trắng. Tờ báo của Ban Báo chí kỷ niệm đêm họp mặt sau
           cùng. Tờ báo ghi vội những ý nghĩ thoáng qua trong phút chốc... Góp
           Lửa phát hành trong phạm vi nội bộ với 60 số. Ban kỹ thuật: Thương
           Phượng- Vũ Hà - Lê trúc Khanh - Lê viễn Xứ - Hồ Văn Khê.” Có điều,
           giờ nầy khi điểm lại, thì nhiều bạn ra đi vĩnh viễn, nhiều bạn ở góc biển
           chân trời... Năm chục năm rồi. Khoảng thời gian đủ dài để cho một người
           qua tuổi 60 dần quên quá khứ. Hy vọng nếu đọc được những dòng nầy,
           rất mong những “cố nhân” của “đêm dài vô tận” năm ấy  lên tiếng để
           biết đâu chúng ta có dịp đoàn viên?
              Sau  mùa  xuân  Mậu  Thân  1968,  những  chàng  trai  mười  tám  của
           trường mới có dịp gặp gỡ  và quen biết anh Mai Huỳnh Văn nhiều hơn. Lý
           do là sau khi rời trường, anh đã vào quân đội, nhưng còn chút may mắn
           là tuy khoác áo lính nhưng công việc chính là một nhân viên văn phòng
           ở quận Cái Răng.Vậy là bao nhiêu Bản sao lược giải cá nhân, chứng chỉ
           học trình, chứng chỉ tạm thay bằng Tú tài 1, Tú tài 2... được các “chính
           chủ” lần lượt mang vào văn phòng Quận xin thị thực để nộp hồ sơ hoãn
           dịch hoặc tìm một việc làm. Anh Văn là người tiếp nhận trình ký cấp
           trên. Chẳng những không tốn lệ phí sao y bổn chánh (hồi đó trích lục,
           sao y giấy tờ phải trả phí), mà còn được một buổi cà phê bên hông nhà
           lồng chợ Cái Răng! Nhớ biết bao nhiêu những ngày mưa rả rích, những
           buổi chiều đất trời chừng như vàng úa vì âm thanh chiến tranh vẳng lại
           qua tiếng đại bác xé không gian... anh em chúng tôi ngồi bên nhau mà

                                         177
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179