Page 177 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 177
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
những ân tình sâu đậm. Những năm trước 1975, anh thường có mặt
trong các sinh hoạt của quán cà phê Về Nguồn (một tụ điểm sinh hoạt
văn nghệ của chúng tôi nằm trên đường Tạ Thu Thâu, nay là đường Mậu
Thân), viết bài cho nguyệt san Khơi Dòng. Ở Đài Phát thanh Cần Thơ, thì
anh cũng thường tới vào chiều Chủ nhật mỗi tuần để hỗ trợ cho Chương
trình thi văn Về Nguồn vì “ái mộ” giọng ngâm thơ của “đồng hương”
Huỳnh Túy Liêm; đôi lúc lại đóng vai một “Mạnh thường quân” bất đắc
dĩ, giúp tôi trả tiền giải khát cho các nghệ sĩ nghiệp dư nơi cái quán
nghèo dọc đường liên tỉnh. Sau 1975, lâu lâu anh lại mang cho tôi, Hà
Huy Thanh, Lê Tiến Minh, Nguyễn Hoài Vọng... vài lít rượu nếp chánh
gốc Tầm Vu. Hình ảnh người đàn ông gầy gò, chiếc áo trắng hơi sờn vai
đã ngả màu, gò lưng trên chiếc xe đạp cũ, hai bên ghi- đông treo hai cái
bình nhựa đựng rượu- đối với tôi- vừa thân thuộc, vừa yêu quí, mà cũng
đầy ám ảnh về một hướng trời xa mịt mờ trong ngày tháng cũ. Sự hào
sảng, nặng tình đậm nghĩa của người bạn nghèo trong cơn biến động lịch
sử đáng quí gấp vạn lần so với những người: “Quên tình, quên nghĩa,
quên thề hẹn. Học thói phàm nhân giữa chợ chiều”…..
Mới đó, mà đã một phần tư thế kỷ trôi qua. Lần lượt theo chân anh là
Nguyễn Hữu Phương, Phương Giang, Phạm Hữu Quang, Hà Huy Thanh,
Vũ Mạnh Ngân, Lăng Cảnh Huy, Nguyễn Hoài Vọng, Vương Doãn Chi,
Huỳnh Túy Liêm, Phạm Trường Giang, La Thị Sinh, Minh Phước, Trần
Hòa Nhã, Trúc Thanh Tâm, Trần Trung Hiếu, Tất Lang, Dạ Khách… và
bao nhiêu người bạn văn nghệ khác nữa trên khắp miền đất nước?
Rất may mắn, từ đầu năm nay, tôi liên lạc được với nhiều người bạn
cũ, trong đó có Phan Hữu Tiếp. Tiếp đã từng góp mặt với những sáng tác
của mình cho Chương trình thi văn Về Nguồn từ trước năm 1975. Anh
cũng là đồng hương và cũng là bà con thân tộc với anh Mai Huỳnh Văn.
Qua Phan Hữu Tiếp, tôi biết thêm nhiều hơn về cuộc sống nghèo khó, vất
vả nhưng thanh cao, trong sạch và tấm lòng “trọng nghĩa khinh tài” của
một nhà thơ lỡ vận: những điều mà khi còn sống, Mai Huỳnh Văn chưa
hề lên tiếng với bạn bè. Nhân cách ấy, càng làm cho cánh chim sơn ca
dù lặng lẽ bay vào cõi vĩnh hằng, nhưng vẫn còn để lại cho đời âm vang
tiếng hót đầy bi tráng.
25 năm - nhớ về anh - xin được ghi lại ở đây bài thơ viết năm 1995
như những lời ai điếu.
180