Page 180 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 180
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
khi trực tiếp, có lúc âm thầm hỗ trợ cho hoạt động của nhóm Về Nguồn.
Thơ Phương Giang và Nguyễn Hữu Phương thực sự chưa có nét độc đáo
riêng, nhưng kinh nghiệm cuộc sống, cách xử thế của hai anh chính là
điều mà các thành viên Về Nguồn cần phải học. Phương Giang tự bỏ tiền
ra để in cho riêng anh 3 tập thơ, Nguyễn Hữu Phương là 1 tập. Trong
thời gian thực hiện Chương trình thi văn Về Nguồn trên Đài Phát thanh
Cần Thơ (1968-1975), cũng rất hiếm khi giới thiệu sáng tác của hai anh,
thế mà hai anh lại chính là những nhà tài trợ ẩn danh thường xuyên để
chương trình tồn tại qua bảy năm dài.
2.
Một sáng chủ nhật tháng 6 năm 1967, như đã hẹn trước, anh Phương
Giang chở tôi bằng chiếc Honda SS 50 của anh đến nhà anh Nguyễn Hữu
Phương ở Bình Thủy. Đó là một ngôi nhà cổ, nằm ven bờ sông. Từ cổng
vào nhà là một lối đi khá dài được lót gạch Tàu đã không còn nguyên vẹn
như buổi đầu vì mưa nắng, thời gian. Phía trước nhà, tiếp giáp con sông
là một bãi cỏ trải dài, nhiều cây bông, cây ăn trái... vươn tàng lá che ánh
nắng, mát rượi vì đã bắt đầu vào mùa mưa miền Nam. Trong gia đình
anh Phương có rất nhiều người xuất thân trong ngành giáo dục, là những
người làm văn học nổi danh, chẳng hạn như anh ruột của anh là anh
Nguyễn Tài Năng trong Hưng Cổ văn đoàn.
Ba anh em tôi ngồi cạnh chiếc bàn đá kê trên bờ sông, bàn đủ mọi
chuyện trên đời: từ chuyện gia đình, cơm áo, chiến tranh... rồi trở lại
chuyện của nhóm Về Nguồn. Anh Phương ao ước, ngày nào không còn
bom đạn, anh và anh Phương Giang giã từ áo lính, anh sẽ về đây, cất một
cái nhà sàn trên bờ sông Bình Thủy, dành cho Về Nguồn làm nơi họp mặt
và rộng hơn, là chỗ dừng chân của bằng hữu khắp nơi. Ngày đó, chắc
hai anh đã mỏi mòn vì bao buộc ràng trong quân ngũ. Với riêng tôi, anh
học trò chưa bước xuống cuộc đời, những cũng bị ám ảnh triền miên vì
bom đạn, vì bản án cho ngày mai treo lơ lửng “Rớt Tú tài, anh đi Trung
sĩ”! Vì thế, dù cách biệt về tuổi tác, nhưng ba anh em tôi đều có chung
niềm mơ ước về ngày đất nước thanh bình. Mơ ước đó, kết thúc bằng
một bữa cơm đầy ấm cúng ở nhà anh Nguyễn Hữu Phương để chia tay
mỗi người một việc. Với riêng tôi, dòng sông Bình Thủy hiền hòa, những
chiếc ghe chèo, ghe máy ngày đêm xuôi ngược... là một hình ảnh không
thể nào quên. Năm 1973, tôi chuyển từ Trung học Phong Phú (Ô Môn) về
trường Trung học Bình Lạc, thì con sông Bình Thủy lại gắn bó cùng tôi
qua mấy năm dài. Anh em chúng tôi vẫn không quên mơ ước năm nào,
183