Page 185 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 185

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
              Anh làm lữ khách ăn cơm trọ
              Quên nhớ - như vừa quên chiến tranh
              Tết với người ta - bè bạn cũ
              Mùa xuân đâu phải chỉ riêng mình ?
              2.

              Rồi những mùa xuân, mùa hè như thế lần lượt đi qua, chúng tôi lớn
           dần lên, cuộc sống bị vây bủa trùng trùng bởi chiến tranh, gia đình, cơm
           áo. “Bạn bè tan tác, đời muôn nẻo - Anh lạc bầy bay đến dại khờ”. Hà
           Huy Thanh kém phần may mắn trên đường khoa cử. Rớt kỳ thi Tú tài
           một, sau nhiều lần “thoát nạn” nhờ ba má Thanh có chút quen biết, đến
           khoảng năm 1970 bị gọi nhập ngũ và đưa vào một đơn vị tác chiến ở Vị
           Thanh. Anh học trò yếu đuối, hiền lành ấy không chịu nổi cuộc sống gian
           khổ lại bị cái chết đe dọa thường xuyên, nên bỏ ngũ và sau đó bị bắt giam
           vào quân lao trên đường Kiến Quốc (nay là đường Nguyễn Văn Cừ). Lúc
           nầy tôi đã tốt nghiệp ĐHSP và về dạy tại Trường TH Phong Phú (Ô Môn).
           Làm lính thời  chiến đã khổ thì là một “đào binh” trong trại giam lại khổ
           gấp trăm lần. Tình cờ, một buổi sáng khi đi làm lao dịch, Thanh chợt
           nhìn thấy Đại úy Sung đứng ở văn phòng. Lúc nầy anh Sung là người
           phụ trách trại giam. Biết tôi và anh Sung có mối liên hệ gia đình, Thanh
           viết thư kêu cứu và cho tiền xe ôm cấp tốc mang đến địa chỉ nhà tôi. Lúc
           đó, tôi đi dạy và đến trưa mới về nhà. Cầm thư bạn trên tay, lá thư viết
           bằng giấy học trò nhàu nát, nét chữ run run, lòng tôi bồi hồi xúc động.
           Thanh nhắn tôi, bằng mọi giá, phải  giúp Thanh ra khỏi nơi giam giữ vì
           đã quá sức chịu đựng. “Nếu mầy không giúp được, có lẽ tao phải tìm sự
           giải thoát bằng cái chết”. Tôi vội vàng chạy tới nhà anh Sung đưa thư
           cho anh đọc và khẩn thiết nhờ anh giúp đỡ. Đại úy Sung đọc thư xong,
           vỗ vai tôi: “Giáo sư yên tâm đi, tôi sẽ giải quyết ngay buổi chiều nay”. Và
           anh đã giữ lời. Chiều hôm đó, Thanh được gọi lên để nhận một công việc
           khác ở văn phòng. Công việc nhẹ nhàng, không bị mất tự do và Thanh
           có thể thoải mái ra ngoài tìm tôi đi uống cà phê. Mấy tháng sau, nhờ có
           người giúp đỡ, Hà Huy Thanh chuyển qua làm lính trong trung đội bảo
           vệ Đài Phát thanh Cần Thơ cho đến tháng 4 năm 1975. Sự nhiệt tình của
           anh Sung đã cứu bạn tôi khỏi cái chết tự chọn (tôi hiểu Hà Huy Thanh
           rất dễ xúc động và nhiều lần nói về cái chết như thế) là một ơn nghĩa mà
           tôi không bao giờ quên.
              Từ khi về làm lính Đài Phát thanh Cần Thơ, Hà Huy Thanh là người


                                         188
   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190