Page 183 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 183
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
HÀ HUY THANH:
BÁN HÀNG THAY CHUYỆN
BÁN VĂN CHƯƠNG …
1.
hững năm 60 của thế kỷ XX, cuộc chiến
Nở miền Nam bắt đầu lan rộng. Nhiều
vùng quê bom cày đạn xới, cái chết diễn ra
thường trực. Có nhiều ngôi trường tôi đi qua
khói còn nghi ngút để rồi băn khoăn tự hỏi: bao
Lê Trúc Khanh-Hà huy Thanh (1967) nhiêu tuổi thơ đã bị tước đoạt sự bình yên vùi
thân trong lửa đạn? Nhưng Cần Thơ vẫn bình yên, phố chợ đông người,
bến Ninh Kiều luôn ồn ào dập dìu du khách. Hình như chiến tranh bỏ
quên vùng đất cây lành trái ngọt nầy. Cách thành phố mười sáu cây số, là
thị trấn Cái Tắc yên ả, thanh bình, trục đường chính nối với tỉnh Chương
Thiện qua ngang chợ vẫn rộn ràng người mua kẻ bán, quán xá hai bên
không lúc nào vắng khách. Con đường Cần Thơ-Cái Tắc ngày đó chưa tốt
như bây giờ, chuyến xe lam dằn xóc, nhưng khi ghé bến, ta cảm giác như
bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến khi trước mắt ta là một vùng quê mà ta
cứ ngỡ là đã gặp từ trong kiếp trước! Cái Tắc trong suy nghĩ của bản thân
tôi như vậy, từ lần gặp gỡ đầu tiên.
Tôi đến Cái Tắc cùng với Thanh Điệp, Thanh Trân qua lời mời của Hà
Huy Thanh. Nhà Thanh là một quán cà phê hầu như suốt ngày đều đông
khách. Hai bác ba má Thanh là người Hoa chánh gốc, theo con sóng lưu
dân trôi giạt đến Cần Thơ. Cuộc sống “gạo chợ nước sông” đã tạo nên
mối đồng cảm giữa những người lưu lạc để rồi đi đến cuộc hôn nhân bền
bĩ cả một đời. Gia đình Hà Huy Thanh lúc đó không phải loại giàu, chỉ
thuộc dạng khá, nhưng Thanh đã được hai bác trang bị cho một chiếc
186