Page 181 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 181
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
nhưng chiến tranh, gia đình và bao lượn sóng đời đã cuốn chúng tôi trôi
dạt về phía đại dương mịt mù giông bão. Rồi chiến tranh kết thúc, nhưng
trong buổi đầu những năm sau 1975, anh em chúng tôi lại thêm một lần
lao đao trong thời bao cấp. Mọi hoạt động của Về Nguồn dừng lại và chìm
lấp trong lớp bụi thời gian. Anh em mỗi người một ngã. Hình như rất
gần mà cũng thật vời xa. Anh Nguyễn Hữu Phương qua đời sau một cơn
đột quị vào tháng 6 năm 1996. Tròn 30 năm, ngày anh em chúng tôi gặp
nhau tại Bình Thủy bên con sông quê hiền hòa xuôi chảy. Con sông quê
trong mùa nước nổi tràn bờ đậm chất phù sa. Trong lớp lớp phù sa ấy, có
trộn lẫn máu, mồ hôi, nước mắt... của người dân thời binh lửa. Có ánh
mắt trong veo, nụ cười tỏa nắng của nam thanh nữ tú trong những ngày
lễ hội kỳ yên rộn rã... Và có cả mơ ước về một “ngôi nhà hạnh phúc” của
anh em tôi mà không bao giờ là hiện thực. Cuộc sống làm ta trở thành
những người vô tình, vô nghĩa. Tôi đã không hề hay biết về cái chết của
anh để được đốt một cây nhang cho người bạn vong niên cả một đời
người, đời thơ lận đận.
Điều may mắn là những năm 2000, tôi gặp lại Nguyễn Phan Lương,
con trai lớn của anh. Lương có thời gian cầm súng ở vùng biên giới, từng
đối đầu giữa lằn ranh sinh tử, giờ trở về cuộc sống năm xưa. Lương là
một nhạc sĩ sáng tác đồng thời cũng là ca sĩ. Nhờ Lương, tôi lại hội ngộ
với “nàng thơ” của anh Nguyễn Hữu Phương tại quán Hạ Châu- chủ quán
là Loan- , con gái của anh chị Hữu Phương (em ruột Phan Lương) trong
một lần thu hình cho chương trình Cần Thơ Phố. Chị Hữu Phương giờ
mái đầu bạc trắng, nhưng giọng nói vẫn còn trong vắt, vẫn say sưa nói
chuyện văn chương và nhắc về người bạn đời tri kỷ của mình.
Anh thì nằm lại quê mình, một giấc trăm năm yên ả cạnh dòng sông
Bình Thủy. Với đứa em văn nghệ nầy, cứ mỗi lần nhớ anh, là nhớ một
dòng sông!
3.
Anh Phương Giang thì sau 1975, tôi gặp mặt thường hơn. Những năm
tôi đổi về Long Hòa (Bình Thủy), ở đậu gia đình bên vợ, phía trước sân
là một “lão mai” cứ tết đến trổ bông rực rỡ. Năm nào cũng vậy, khoảng
23 tháng Chạp, anh Phương Giang lại chạy xe lên, xin một nhánh mai về
chưng Tết, đều đặn cho tới năm 1985 , khi tôi về lại Thành phố Cần Thơ.
Thời gian nầy, gia đình anh chị cuộc sống ổn định hơn, vì anh chị là đại
lý cung cấp thuốc lá vấn tay cho một số điểm bán lẻ tại chợ Cần Thơ. Mỗi
lần gặp nhau, sau vài ba câu chuyện, anh kín đáo nhét vào túi áo tôi vài
184