Page 33 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 33

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
              Anh thanh niên vừa trao yêu sách cho quận trưởng, vừa cổ vũ nông
           dân tham gia biểu tình hô các khẩu hiệu cũng như buộc tên quận trưởng
           chấp nhận các yêu sách nầy.
              Nhưng viên cảnh sát trưởng người Pháp là De Bardonneche, được
           lệnh chánh tham biện (Tỉnh trưởng) là không nhượng bộ nông dân cũng
           như được quyền nổ súng trấn áp lực lượng biểu tình. Trong tình thế căng
           thẳng đó, khi cuộc đấu tranh của nông dân lên đến cao trào, viên cảnh
           sát Dreuil (có tư liệu ghi là Trung úy Jacquos) thuộc Sở Cảnh sát Sài
           Gòn đã ra lệnh nổ súng thẳng vào đoàn biểu tình và cũng chính hắn ta
           là người đã bắn vào người thanh niên thay mặt nông dân Đức Hòa trình
           bày yêu sách.
              Máu đã đổ trên vùng đất hiền hòa, máu của người thanh niên trộn
           lẫn với những người nông dân chơn chất. Trước sự đàn áp tàn bạo của kẻ
           thù, đoàn biểu tình dạt về các ngã. Những người chết bị giặc cướp xác để
           phi tang. Những người bị thương được bà con giành giật cõng về các làng
           chữa chạy. Theo các vị cao niên tại địa phương , thì số người chết khoảng
           7, 8 người và hàng chục người bị thương. Cuộc biểu tình đẫm máu bị giải
           tán vào chiều ngày 4 tháng 6 năm 1930.
              Trong hồi ức của những người nông dân thuở ấy, họ đều khâm phục
           và tự hào trước hành động dũng cảm của người thanh niên nầy, chớ ít ai
           biết được người đó là Châu Văn Liêm, nguyên Bí thư lâm thời An Nam
           Cộng sản Đảng và đang là người lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ liên tỉnh
           Gia Định- Chợ Lớn.
              Châu Văn Liêm mất, tư trang còn để lại ở nhà Hai Bằng (Đức Hòa)
           một bộ đồ đen, một áo thun lá trắng, vài tháng sau Hai Bằng và Tám Ngọ
           mới đốt đi. (theo tư liệu in trong kỷ yếu Trường Chúng tôi - 1987). Chi
           bộ xã Hựu Thạnh và gia đình Châu Văn Liêm đã dành nhiều ngày tháng
           và mọi cách để truy tìm mà vẫn không thấy được xác  của ông và những
           người đã hy sinh trong ngày 4 tháng 6 năm 1930.
              Cuộc đời của người trí thức cách mạng quá ngắn ngủi, chưa đầy 30
           năm (1902 - 1930), nhưng ông đã có nhiều đóng góp lớn lao cho cách
           mạng Việt Nam từ buổi đầu gian khó. Sự kiên trì và lòng dũng cảm đó,
           phải chăng bắt nguồn từ ý thức dấn thân của người trí thức trẻ Việt Nam
           những năm đầu thế kỷ XX ?
              Ta nên nhớ rằng Châu Văn Liêm giống như bao nhiêu trí thức thời
           đó, được theo học chương trình giáo dục của Pháp trên xứ thuộc địa. Họ
           tốt nghiệp văn bằng Pháp, được nhồi nhét biết bao điều về một đất nước

                                          36
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38