Page 38 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 38

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM













           QUÊ NGOẠI




                 hời thơ ấu của anh em tôi gắn liền cùng quê ngoại, với  hàng cau,
              Thàng dừa, với con sông cửa Đại ngoài kia bốn mùa cuồn cuộn phù
           sa. Những người để lại dấu ấn sâu đậm trong tôi là những cậu, dì, là anh,
           chị em bên ngoại. Má tôi thì tảo tần hôm sớm, từ tráng bánh đến gánh
           hàng rong cho tới một tiệm hàng xén nghèo nàn để nuôi đàn con từng
           ngày khôn lớn. Trong lòng tôi cũng ít nghĩ suy gì về dòng tộc bên nội (do
           không được biết), mà chỉ sống thật bình yên bên cạnh những bà con chơn
           chất, quê mùa nơi quê ngoại. Sau nầy, khi biết viết văn làm thơ, tôi cũng
           không có bài viết nào nói về quê nội. Đến nỗi một người bạn văn ở nước
           ngoài cũng nhìn thấy điều đó và anh đã viết trong một bài nhận định của
           mình: “Không hiểu tại sao Lê Trúc Khanh sáng tác rất nhiều thơ văn mà
           không có tác phẩm nào nói về quê nội?” Viết như thế, vì anh không hiểu
           được anh em tôi là con dòng thứ, dù cách quê cha chỉ vài cây số, nhưng
           tôi chưa bao giờ đặt chân đến nơi nầy suốt thời thơ ấu. Hiếm hoi lắm, một
           đôi khi tôi có gặp Bác Hai, Cô Tư, Cô Sáu, Bác Bảy (bà con bên nội) và Dì
           Năm, Cậu chín Ban (bà con bên má lớn) trong vài lần đám giỗ ở cầu Ngã
           tư... Rồi chiến tranh liên miên. Bến Tre là vùng bom cày đạn xới. Tôi học
           hết tiểu học tại trường Tân Thạch, thi vào Trường TH Nguyễn Đình Chiểu
           (Mỹ Tho)... Từ đó, con đường về quê nội ngày càng xa diệu vợi.
              Tháng 3 năm 2009, tôi cùng đoàn Giáo viên Trường THPT Châu Văn
           Liêm (Cần Thơ) tham quan Bến Tre, nhân dịp cầu Rạch Miễu vừa thông
           tuyến. Xe nhẹ nhàng vượt qua hai dòng sông lớn nối đôi bờ Tiền Giang và
           Bến Tre, là niềm mơ ước bao đời của người dân xứ dừa một thời tan tác
           vì bom đạn. Khi qua cầu, xe dừng lại cho khách mua những loại hàng đặc
           sản tại các quầy dọc dưới chân cầu. Ngày xưa, đất nầy là làng An Khánh,
           là quê nội của chúng tôi!

                                          41
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43