Page 42 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 42

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM



           BƯỚM RỜI HIÊN LỚP,


           BƯỚM THÀNH THƠ….





                                              ôi sinh ra ở một làng quê nằm
                                          Tven bờ sông Cửa Đại. Chợ Tân
                                        Thạch  lúc  nào  cũng  ồn  áo  náo  nhiệt,
                                        hầu như suốt ngày đêm, bởi đó cũng là
                                        nơi đặt bến “Bac” nối hai tỉnh Mỹ Tho-
                                        Bến Tre từ xưa. Người dân tụ tập buôn
                                        bán, khách bộ hành không ngớt, xe đò
                                        chạy suốt.. Ở đây, còn có ngôi trường
                                        Tiểu học mang tên “Trường Tiểu học
                                        Tân Thạch”, đã giữ của tôi  bao nhiêu
                                        kỷ  niệm  thời  thơ  ấu.  Nhưng  chỉ  cách
           Ảnh Bùi Thụy Đào Nguyên    chợ trên dưới hai cây số, thì làng quê lại
           vắng vẻ, đìu hiu... Con đường từ chợ đến cuối làng Tân Thạch chỉ được
           nới rộng ra, đổ đất, nên những ngày mưa hay trong mùa nước nổi thì việc
           đi lại hết sức khó khăn. Từ chợ đến  nhà tôi phải qua ba cây cầu: Cầu Chợ,
           cầu Kinh và cầu Chùa. Những năm sau 1955, dân chúng đóng góp cùng
           với chánh quyền bắc cầu bê tông cốt sắt, thay thế cho những cây cầu tạm
           đơn sơ trong thời chiến tranh. Rạch Chùa khá rộng, nên người ta phải
           đổ từng miếng dale ghép lại. Rất nhiều lần, tôi cùng đám bạn học đi dọc
           theo lan can cầu và đếm đủ 82 miếng dale như thế. Sau nầy, khi chiến sự
           bùng nổ, những miếng dale nầy bị tháo giở quăng xuống lòng rạch, chỉ
           còn trơ lại khung cầu cho đến sau 1975.
              Năm  15  tuổi,  má  tôi  cho  sang  Mỹ  Tho  ở  với  ba  tôi  tại    đường  Lý
           Thường Kiệt, nằm cạnh Hồ nước ngọt, để tôi tiếp tục đi học tại trường
           Nguyễn Đình Chiểu, một phần vì thấy con mình quá vất vả trong việc
           học, một phần có lẽ má sợ tôi dễ bị lôi cuốn vào những đêm văn nghệ,
           những buổi mít tinh để rồi sẽ đi một chuyến không bao giờ trở lại. Kể
           từ đó, tôi cũng không lần nào trở về quê ngoại. Chiến tranh kết thúc, lại
           phải oằn mình trong cuộc mưu sinh. Mấy chục năm dài, nhớ về quê, nhớ

                                          45
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47