Page 47 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 47

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           khác, cũng bà con bên ngoại ở quê nhà. Anh bị câm bẩm sinh, vóc người
           nhỏ bé, nhưng khi lớn lập gia đình có một con trai rồi sau đó hai vợ chồng
           chia tay. Cứ mỗi sáng Chủ Nhật, anh ăn mặc chỉnh tề, có khi thắt cà vạt
           (ở cái thời ăn mặc như thế rất hiếm) chạy chiếc xe đạp Alcyon đến giáo
           đường trên chợ. Anh là người có đôi bàn tay cực khéo. Có thể nói, tất cả
           lồng đèn ngôi sao trang trí nhà thờ trong dịp lễ Giáng sinh đều do một
           tay anh thực hiện. Mỗi năm, khoảng tháng 10 dương lịch, đã thấy anh
           chuốt tre làm khung, đi lựa mua giấy bóng màu, giấy bạc... để chuẩn bị.
           Một mình anh làm hết mọi công việc: từ việc kết hình ngôi sao, uốn vòng
           tròn, cắt dán... Có những chiếc lồng đèn lớn lại viền quanh là các chiếc
           lồng đèn nhỏ được sắp xếp vô cùng tinh xảo. Đâu phải chỉ mười, mà có
           đến hàng chục lồng đèn ngôi sao kích cỡ khác nhau. Khi nhìn thấy trước
           nhà anh giăng dây, treo những chiếc đèn hoàn thành, đêm thắp đèn cầy
           sáng rực, là mọi người đều hiểu mùa Noel sắp đến. Nói không quá lời,
           anh là một trong những người đã góp phần đem lại niềm vui cho làng
           quê tĩnh lặng khi người dân nặng oằn vai vì cơm áo, thì chính cái rực rỡ
           của mùa lễ hội như mang lại cho họ những giây phút bình yên, thanh
           thản để có niềm tin hướng tới ngày mai.
              Rồi chiến tranh bùng nổ, lễ hội cũng dần thưa vắng. Người “nghệ
           sĩ dân gian” chắc cũng cảm thấy cô đơn khi những tác phẩm sáng tạo
           của anh không còn phô diễn rực rỡ như ngày nào. Tôi xa hẳn Bến Tre từ
           những năm làng quê đầy biến động. Anh mất âm thầm và thân xác cũng
           gởi trên đất cát quê nhà. Mỗi lần tới lễ Giáng sinh, lòng tôi vẫn nao nao
           nhớ những mùa Noel thanh bình năm cũ. Nhớ anh ngồi trên chiếc xe đạp
           chạy ngang nhà, đưa tay chỉ về phía chợ, nói một câu gì đó bằng mấy
           tiếng: “Be...be..be..” - âm điệu của người câm - rồi vội vã vẫy tay  chào .
              Lễ Giáng sinh ngày nay được tổ chức với những trang trí hiện đại
           do sự phát triển vô cùng lớn lao của khoa học kỹ thuật. Đi qua bao mùa
           Giáng sinh như thế, sao vẫn nhớ Giáng sinh quê nghèo từ 60 năm trước.
           Nhớ những chiếc lồng đèn ngôi sao, nhớ người tín đồ Công giáo thân
           quen tài hoa mà bất hạnh. Ôi miền quê hương thơ ấu có biết bao nhiêu
           điều để nhớ để thương....
              Bà Ngoại tôi quê gốc Giồng Luông. Lớn lên bà lập gia đình về quê
           chồng ở làng Tân Thạch và sống tại đây cho đến lúc qua đời. Thời loạn
           lạc chắc cũng không mấy ai quan tâm về dòng họ, về quê quán... Khoảng
           sau năm 1955 đã yên ổn, nghĩ tới dòng họ bà con nên cuối năm là nhớ
           ngày tảo mộ. Thời gian nầy anh Hai tôi đã nghỉ việc bệnh viện nhà binh

                                          50
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52