Page 52 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 52

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
                                                   Từ những năm 1960, Bến
                                                Tre đã trở thành điểm nóng.
                                                Đường  quê  loang  lổ  vì  hố
                                                bom,  vì  những  hầm  chông,
                                                công sự. Hầu như không một
                                                chiếc  cầu  nào  còn  nguyên
                                                vẹn. Ba cây cầu quê tôi đều
                                                bị  đánh  sập  nhịp  giữa  hoặc
                                                gỡ hết các tấm bê tông,
                                                   Mỗi lần đi học, tôi sợ phải
           (Ảnh trên Internet)
                                                vác  chiếc  xe  đạp  qua  cầu
           Chùa. Trên khung cầu còn lại, người dân ghép bằng thân những cây
           cau, chủ yếu là di chuyển bộ hoặc xe đạp mà thôi. Đó là chưa kể những
           hôm trời mưa hoặc mùa nước nổi, đoạn đường từ nhà tôi đến cầu Chợ là
           đường đất, lại càng khổ sở trăm bề.
              Cứ mỗi ngày, má tôi gọi thức dậy sớm, chuẩn bị lên chợ qua bắc Rạch
           Miễu để kịp giờ vào học tại Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu. Nhớ
           rất rõ, hôm đó là sáng thứ hai, có giờ chào cờ đầu tuần, nên nhà trường
           thông báo học sinh phải có mặt sớm hơn thường lệ. Tôi đi khá sớm và
           nhẹ nhõm một phần khi đưa được chiếc xe qua cầu Chùa. Trời vẫn còn
           mờ tối. Những căn nhà ven đường đóng cửa, leo lét ánh đèn. Nhưng hôm
           đó là ngày nước lớn, và bây giờ thì đã rút gần hết nhưng cái nó để lại thật
           là ghê gớm: Một khoảng đường đất từ cầu Chùa đến cầu Chợ trên cây số
           lầy lội bùn đất, còn in rõ dấu chân của những người gánh hàng đi chợ
           sớm. Tôi đang loay hoay chưa biết cách nào có thể vác nổi chiếc xe đạp
           qua “đoạn đường đau khổ” nầy cho kịp giờ vào lớp, thì “cứu tinh” xuất
           hiện. Một người phụ nữ nông dân đứng tuổi, đội nón lá, mang chiếc khăn
           rằn màu trắng xám trên vai, một tay xách chiếc giỏ đệm, đến bên tôi và
           nói: “Con đưa mợ Tám tiếp cho!”. Trong ánh sáng lờ mờ của buổi  hừng
           đông, tôi nhận ra ngay đó là mợ Tám Khỏe, một người hàng xóm với gia
           đình tôi. Theo lời má tôi kể lại, chồng mợ Tám hy sinh trong thời chống
           Pháp, mợ ở vậy nuôi mấy người con và bây giờ tham gia hoạt động bên
           Hội Phụ nữ hay gì gì đó. Mỗi ngày, giống như mọi người dân trong làng,
           xách giỏ đi chợ đến trưa mới về nhà. (Lối xóm xầm xì là mợ Tám đi làm
           liên lạc!). Mợ Tám nhẹ nhàng nhắc chiếc xe đạp của tôi, đi nhanh về phía
           chợ. Trong khi đó, tôi vừa ôm cặp, vừa cầm đôi giày Bata trắng mới lột ra,
           chạy theo mợ muốn hụt hơi. Khi qua phía bên kia cầu Chợ, đường trải đá

                                          55
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57