Page 44 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 44

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           hình chữ nhật, bên trong đổ đất. Lúc ban đầu chắc cũng khang trang
           lắm, nhưng qua thời gian, mưa nắng... nên phần đất phía trên bị sụt lún
           khá nhiều. Đã vậy, dưới chân mộ, chuột, rắn... đào hang, rồi ngày qua
           ngày thành những hang sâu hun hút có lẽ ăn tận áo quan của người đã
           mất. Cũng chẳng thấy ai sửa sang, mà cứ để hoang phế từ năm nầy sang
           tháng khác. Vài năm một lần, thấy có vài người chắc từ Sài Gòn xuống,
           quét dọn, cúng kiếng sơ sài lúc gần Tết rồi cũng vội vã ra về. Ở quen riết
           rồi nên không biết sợ. Đã vậy, từ nhỏ, anh em tôi bị “ảnh hưởng” nặng
           nề bởi truyện Tàu: từ Thuyết Đường đến Tiết Nhơn Quí chinh đông,
           Tiết Đinh San chinh tây... Chi tiết gợi nhớ nhất là trong truyện Bao Công
           kỳ án. Nhân vật Bao Chửng thời nhỏ, là một đứa bé mồ côi. Bà mẹ vì
           sinh khó nên mất trước khi con mình ra đời. Nhưng không ai ngờ, vì Bao
           Chửng là Văn khúc tinh quân tái thế, trời sai xuống giúp đời, nên trời đã
           giữ thân xác người mẹ - dù đã an táng rồi - vẫn vẹn nguyên cho đến ngày
           khai hoa nở nhụy. Thằng bé ra đời lớn dần lên khi người mẹ tan rã chỉ
           còn lại bộ xương bóng như ngà, mà nó cũng không hề nhận biết. Đứa bé
           từng bước trưởng thành theo thời gian, lòng mộ là nhà của nó và mỗi tối
           vẫn có mẹ nó bên cạnh như bình thường. Sự việc nầy chỉ được phát hiện
           khi người chủ quán hàng xén nhận ra lâu lâu có một đứa bé đến cửa tiệm
           mình mua bánh kẹo, cũng trả tiền hẳn hoi, nhưng đến chiều khi đếm lại
           tiền, lại có mấy tờ giấy tiền vàng bạc! Ông ta nghi ngờ, một lần khi đứa
           bé đến tiệm, đã lén cột sợi chỉ vào vạt áo. Từ sợi chỉ đó, người chủ quán
           đi theo và nhìn thấy thằng bé chui vào ngôi mộ...
              Chi tiết đó đã gợi sự tò mò của anh em tôi trong những ngày sống ở
           nơi đây. Nhiều buổi nắng gắt, đợi lúc má tôi  nghỉ trưa hoặc đi Mỹ Tho bổ
           hàng chưa về, anh em tôi lấy chiếc gương ra, mượn ánh nắng để soi vào
           lối sâu hun hút ở chân mộ, tìm xem có thằng bé nào đang ở trong đó hay
           không! Đương nhiên chỉ thấy một khoảng tối và sâu thăm thẳm, chẳng
           có ai chui ra từ đáy mộ. Vậy mà, cứ năm ba bữa, anh em tôi lại rủ nhau
           rọi gương một lần, không biết sợ là gì. Câu chuyện tưởng tượng ngây ngô
           của thời thơ ấu  cứ ngỡ như vừa mới hôm qua!...
              Có một điều tôi chưa hiểu được là tại sao những năm tháng trước
           1954 lại có những tai họa như từ trời rơi xuống. Đó là lâu lâu, có tin đồn:
           “Thổ dậy, bà con ơi !”... Vậy là người trẻ, người già, trẻ con cuống cuồng
           gom vội một mớ áo quần, lương thực... cùng nhau chạy trốn. Cậu Tư tôi,
           một người nông dân đã lớn tuổi nhưng còn khỏe mạnh, cõng bà Ngoại
           tôi trên lưng, vì Ngoại bị mù, cùng gia đình tôi chạy theo đoàn người di

                                          47
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49