Page 46 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 46

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           thành ván để đóng vách cho chủ nhà, chạm trổ thủ công các bộ khung
           cửa, tủ thờ, chân bàn chân ghế, divan... theo yêu cầu của khách. Thời
           gian học Tiểu học, có môn Thủ công đề tài là thực hiện một đồ vật, một
           con vật  tự chọn. Phần lớn chất liệu học sinh sử dụng là đất sét để nặn
           thành con trâu, con gà, con vịt... Riêng lúc nào món đồ của tôi cũng bằng
           gỗ cực kỳ khéo léo và đạt điểm cao nhất bởi tác giả là... dượng Năm! Có
           khi là một con dao phay, một chiếc máng heo ăn, có lúc là một chiếc xe
           đạp hoặc chiếc tủ thờ đặt trong phòng khách. Thầy cô dạy các lớp khác
           xúm lại trầm trồ khen ngợi rồi sau đó, món đồ không tặng cho thầy cô
           dạy lớp thì cũng tặng cho thầy Hiệu trưởng!
              Dượng Năm lại theo đạo Cao Đài ăn chay suốt năm. Lúc nhỏ, mỗi lần
           tới nhà dì dượng, tôi rất ngại lên nhà trên, bởi trên trang thờ được dượng
           chạm trổ thật là tinh xảo, luôn có ngọn đèn trứng vịt cháy leo lét dưới
           hình thờ “Thiên nhãn”. Lớn lên một chút, không còn sợ nữa, tôi lại được
           dượng Năm gọi ở lại ăn cơm cùng dượng. Thậm chí, có lần dượng hỏi:
           “Con muốn theo đạo của dượng không?”. Thức ăn đơn giản, thường là
           nấm mối khô kho với nước tương, hoặc tàu hủ chiên giòn, mà sao ngon
           đến lạ lùng!. Sau nầy, khi đã rời quê, tôi mới cảm nhận rõ hơn những tình
           cảm dượng dành cho mình. Dì dượng có một người con út bằng tuổi tôi.
           Nhưng bất hạnh là khi ra đời anh đã bị thiểu năng. Anh rất hiền, không
           phá phách ai, suốt ngày chỉ nằm đưa võng kẽo kẹt, hát những câu vô
           nghĩa. Anh mất sau dượng Năm 10 năm khi mới vừa 40 tuổi. Có lẽ từ
           trong sâu thẳm tâm hồn người thợ mộc tài hoa ấy, dự định ký thác cả ước
           nguyện về tôn giáo lẫn tài năng mình cho đứa con út nhưng đành bất
           lực, ông muốn tìm một truyền nhân cùng trong dòng tộc mà tôi là đứa
           cháu gần gũi, cùng lứa với con mình. Tiếc là tôi đã chọn con đường đi
           khác. Từ khi rời bỏ quê nhà, sống ở Mỹ Tho rồi sau nầy là Cần Thơ, lâu
           lâu tôi lại nhớ chiếc võng tết bằng dây chuối giăng qua hai cây cột hàng
           ba. Nơi đó, tôi đã nhiều lần ngồi đưa trong buổi chiều chập choạng, nhìn
           ra phía trước sân đang dần tắt nắng, rồi đôi khi ngủ quên một giấc, để
           giựt mình thức dậy thì trăng đã lên sáng một góc trời xa. Đó là ngôi nhà
           của dì - dượng Năm tại ấp Tân Phong  ngoại - làng Tân Thạch - huyện
           Trúc Giang.
              Dượng Năm qua đời năm 1980 và đươc an táng ở quê nhà. Đây cũng
           là nơi yên nghỉ của dì Năm, của chị Ba, anh Tư, anh Bảy... cùng bao nhiêu
           bà con thân tộc.
              Nhắc đến sự tài hoa của dượng Năm, tôi lại nhớ ngay đến một người

                                          49
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51