Page 36 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 36
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
nghị đã đem lại cho người trí thức cách mạng Châu Văn Liêm một nghị
lực mới. Ông đã phát biểu: “Từ ngày thành lập Đảng, nguyện vọng, ước
mơ của nhân dân mới có khả năng trở thành sự thật trong cuộc sống”.
Sau khi về nước, Châu Văn Liêm đã cùng các đồng chí trong Đảng
tiến hành việc hợp nhất các tổ chức Đảng Cộng sản tại Việt Nam. Ông đã
khẩn trương triệu tập hội nghị thành lập Ban lâm thời cấp ủy của Đảng
bộ Nam kỳ, hợp nhất bộ phận Đông Dương Cộng Sản liên đoàn vào Đảng
Cộng sản Việt Nam. Sau đó, ông nhận nhiệm vụ phụ trách liên tỉnh Gia
Định - Chợ Lớn, sát cánh cùng đồng bào trong các phong trào đấu tranh
và hy sinh ngày 4 tháng 6 năm 1930.
Có thể nói con đường hoạt động cách mạng của ông cũng không dài,
với nhận thức buổi đầu qua các hoạt động công khai từ năm 1926, đến
khi đứng vào hàng ngũ Đảng (bấy giờ là Việt Nam Thanh niên Cách mạng
Đồng chí Hội) năm 1927, chỉ có trên dưới 4 năm. Nhưng bằng nhiệt
huyết tuổi thanh xuân, bằng lòng nồng nàn yêu nước, với những suy
nghĩ thức thời của một người trí thức, Châu Văn Liêm đã để lại cho dân
tộc một tấm gương sáng qua hành động dấn thân của mình mà không
phải ai cũng có thể thực hiện được. Đúng như trong lời nói đầu trong tập
bút ký “Cần Thơ - Những viên ngọc quý”: Châu văn Liêm (và những
anh hùng liệt sĩ khác của Cần Thơ) là những tấm gương trong sáng,
mẫu mực, biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
sống chiến đấu vì lý tưởng cao cả, vì sự nghiệp cách mạng quang vinh
của Tổ quốc.
3.
Cuối cùng, là một trí thức khiêm tốn.
Điều nầy thể hiện qua vai trò và sự đóng góp cho Đảng, cho cách
mạng của người trí thức Châu Văn Liêm.
Việc thống nhất Đảng ở Nam Kỳ và giới thiệu người vào Trung
ương đã hoàn thành, với tinh thần khiêm tốn và trách nhiệm, đồng chí
Châu Văn Liêm nhận nhiệm vụ phụ trách liên tỉnh Gia Định - Chợ Lớn.
(Cần Thơ - Những viên ngọc quí - Ban TGTU Cần Thơ 1995)
Dù là Bí thư lâm thời An Nam Cộng sản Đảng, hay là người phụ trách
liên tỉnh Gia Định - Chợ Lớn, bao giờ Châu văn Liêm cũng hòa đồng gắn
bó với nhân dân. Chính vì vậy, ông hiểu sâu sắc nỗi thống khổ của nhân
dân, cảnh sống tủi nhục, nô lệ của nhân dân khi nước mất nhà tan... nên
luôn gần gũi, khuyên nhủ, đồng cam cộng khổ cùng họ bằng tấm lòng
của một người trí thức. Đây cũng là điều mà tuổi trẻ Việt Nam hôm nay
39