Page 34 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 34

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           “văn minh, cái nôi của văn hóa nhân loại..” Thế mà lại có một nghịch lý:
           Châu Văn Liêm và rất nhiều trí thức trẻ đã vượt lên mọi thủ đoạn thâm
           độc, lừa bịp giả trá của kẻ thù để cống hiến tài năng và cả cuộc đời cho
           Tổ quốc.
              Trước khi làm cách mạng, Châu Văn Liêm đã là một nhà giáo dục.
           Ông từng dạy học ở Long Xuyên, ở Chợ Mới, từng tham gia mở Sa Đéc
           học đường. Thời gian nầy cũng không nhiều, chỉ từ khoảng năm 1924
           đến 1929, nhưng nhà giáo Châu Văn Liêm đã để lại cho người đời sau
           nhiều ấn tượng:
              1.
              Trước hết, ông là người trí thức sáng tạo.
              Với quan niệm “Nhà trường gắn liền với xã hội”, trong thời gian dạy
           học tại  thành phố Long Xuyên, ông còn giúp đồng bào chung quanh
           những kiến thức sơ đẳng về khoa học thường thức, khuyến khích họ bỏ
           dần  tập tục mê tín dị đoan, khuyên họ sống yêu thương, đùm bọc lẫn
           nhau.
              Đến khi bị đổi về Long Điền, thì chính ông cũng là người gắn bó, gần
           gũi với nông dân, truyền bá cho họ điều hay lẽ phải, hóa giải thù hận
           giữa hai đội bóng làng quê là Mỹ Luông và Long Điền. Trong tác phẩm
           “Dòng sông thơ ấu” nhà văn Nguyễn Quang Sáng có viết “Sau đó, nhờ
           thầy Liêm, hai đội lấy cớ với nhà cầm quyền, vì thiếu cầu thủ nên hai đội
           nhập lại làm một, cùng một màu áo, lấy tên chung là đội Mỹ Long. Thế
           là hai làng lại hòa lẫn vào nhau, như một dòng nước của con sông chảy
           qua làng, cùng một con nước ròng, con nước lớn.”
              Cũng với cái nhìn tiến bộ của một nhà giáo chân chính - dù trong chế
           độ thuộc địa - Châu Văn Liêm luôn gắn bó với nhân dân. Nhà văn Nguyễn
           Quang Sáng kể tiếp: “Thầy Châu Văn Liêm còn mở lớp ban đêm dạy cho
           người mù chữ. Ông Tư hồi còn nhỏ, nhà nghèo không được học, phải đi
           chăn trâu. “Ngồi trên lưng trâu êm đít hơn ngồi cái ghế cây ở trường” -
           ông nói với những bạn cùng tuổi được đi học như vậy, để tự an ủi. Chữ
           A ông cũng không thèm biết tới. Năm ấy, nghe lời thầy Liêm, tối nào ông
           cũng đi học. Sách vở ông để trong cái mo cau như đựng tiền, đựng bạc
           vậy. “Mình lớn mình ôm cặp, con nít nó cười”.
              Người nông dân quê dốt nầy, về sau - theo lời kể của Nguyễn Quang
           Sáng- trở thành một chiến sĩ kiên cường trong các cuộc biểu tình chống
           sưu thuế của nông dân ở vùng quê  Long Điền - Chợ Mới.
              Sau nầy, Châu Văn Liêm cùng với các đồng chí kết hợp lập ra Sa Đéc

                                          37
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39