Page 35 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 35

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           học đường, một trong những trường tư thục đầu tiên ở miền Tây. Mục
           đích hoạt động của trường ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp học sinh
           giỏi có lòng yêu nước, có tinh thần tương thân tương ái và ý thức với thời
           cuộc. Trường cũng là một cơ sở kinh tài cho cách mạng và cũng là điểm
           hẹn, là nơi gặp gỡ của những nhà cách mạng lúc bấy giờ. Nhưng để có
           đủ tiền xây dựng trường không phải là điều đơn giản. Ngoài sự nỗ lực
           vận động của các đồng chí, Châu Văn Liêm còn phải thuyết phục những
           người thân trong gia đình  hỗ trợ. Bà Phạm Thị Các, vợ ông, không cần
           suy tính, đã đem cầm 50 công ruộng của ông bà nội để lại cho bà để ông
           góp vốn cùng anh em mở trường. (Cần Thơ - Những viên ngọc quí - Ban
           TGTU Cần Thơ 1995)
               Những việc làm của thầy giáo trẻ Châu Văn Liêm năm xưa, cũng là
           những việc mà ngành giáo dục hôm nay đang thực hiện. Nhà trường phải
           gắn liền cùng xã hội, giáo dục cho học sinh về kỹ năng sống hay dạy chữ
           cho người dân trong các phong trào BDHV, BTVH, GDTX... từ hơn 80
           năm trước, đã có người khơi mở và dòng chảy nầy xuyên suốt trong lòng
           dân tộc qua bao biến động của thời gian và lịch sử.
              2.
              Ông cũng là một trí thức dấn thân.
              Từ vị trí nhà giáo, khi ý thức được thân phận người dân mất nước,
           khi tận mắt chứng kiến bao nhiêu nỗi khổ nhục, lầm than của đồng bào,
           người trí thức trẻ tuổi ấy đã dấn thân vào con đường cách mạng.
              Ông đã từng mở và tham gia giảng dạy các lớp huấn luyện thanh niên
           tại Phong Hòa, Thới An, Thới Thạnh, Thới Lai... ở Cần Thơ. Ông đã được
           đề cử tham dự đại hội Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng
           chí Hội cùng ông Phạm Văn Đồng từ ngày 1 đến 9 tháng 5 năm 1929 tại
           Hương Cảng. Ngày 7 tháng11 năm 1929, Châu Văn Liêm triệu tập một
           cuộc hội nghị tại Khánh Hội (Sài Gòn), thành lập Ban lâm thời chỉ đạo của
           An Nam Cộng sản Đảng (tức là Trung ương của An Nam Cộng sản Đảng
           gồm có 5 người. Châu Văn Liêm được đề cử làm Bí thư Ban lâm thời An
           Nam Cộng sản Đảng.
              Tháng 1 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan sang Hồng Kông
           chuẩn bị cho cuộc họp thống nhất 3 tổ chức Đảng. Hội nghị khai mạc
           ngày 3 tháng 2 năm 1930. Sau 5  ngày làm việc khẩn trương, Hội nghị đi
           tới thống nhất ba tổ chức Cộng sản trong nước thành một Đảng, lấy tên
           là Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng thông qua những văn kiện
           lịch sử  đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những thành công của hội

                                          38
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40