Page 28 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 28

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           nhàng vào tâm hồn người đọc, để thế hệ hôm nay có cái nhìn xác đáng
           hơn về người xưa, nhất là đối với người trí thức khai khoa của đất phương
           Nam thời mở cõi.
              Thời gian - năm tháng đi qua, lịch sử vẫn là lịch sử. Hãy để cho vầng
           mây trắng Ngao Châu mãi mãi bay giữa khung trời xanh thanh bình hạnh
           phúc của Ba Tri, của Bến Tre và của cả quê hương Việt Nam chớ không
           phải là “dàu dàu mây bạc”…
              3.
              Bản thân người viết những dòng nầy tự cho mình có chút may mắn
           là lớp hậu sinh nhưng là đồng hương cùng “Phan Học sĩ”. Càng may
           mắn hơn khi trên dòng đời lưu lạc, trong những năm quê hương mịt mù
           lửa khói, tôi được học những năm cuối cấp ở ngôi trường lớn nhất miền
           Tây lúc bấy giờ - trường Phan Thanh Giản. Tự hào biết bao khi rời giảng
           đường Đại học, tôi lại trở về đây nối nghiệp Thầy Cô, những bậc ân sư mà
           tôi trọn đời trân trọng.
              Cứ mỗi lần qua cánh cổng trường quen thuộc, nhớ bạn cũ, thầy xưa,
           lòng không khỏi nao nao về một con người “Liêm - Bình - Cần - Cán”, một
           trí thức hàng đầu của đất Nam kỳ lục tỉnh, đã vào cõi vĩnh hằng nhưng
           chắc lòng còn đau đáu niềm riêng.!
              Bài viết nhân mùa khai trường, mong được xem như lòng tri ân của
           kẻ hậu sinh với tiền nhân thời khai hoang mở cõi, đã biến rừng đước rừng
           tràm thành rừng Nhu, biển Thánh, khai sinh một vùng đất học. Và hơn
           nữa, xin được như một lời tạ lỗi với người xưa...
                                                       Cần Thơ, tháng 7 năm 2008















           *Tài liệu tham khảo và trích dẫn: Bài viết của TS.Võ Xuân Đàn và Nguyễn văn Châu
           trong tác phẩm THẾ KỶ XXI NHÌN VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ PHAN THANH GIẢN (2006).
           - Chợ Đệm quê tôi của NGUYỄN VĂN TRẤN (nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM ấn hành  năm 1985).
           - Tư liệu về Phan Liêm trên Wekepedia.
           - Chuyện đó đây ( BaoveNTD org.)

                                          31
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33