Page 24 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 24

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
              Huyện Bảo An dưới triều Nguyễn có 10 người đỗ Cử nhân, tỉ lệ người
           có khoa bảng cao nhất so với 4 huyện ở xứ cù lao Bến Tre hồi ấy. Trong
           đó, Phan Thanh Giản vừa đỗ Cử nhân vừa đỗ Tiến sĩ và là Tiến sĩ đầu tiên
           của các tỉnh Nam kỳ. Tinh thần hiếu học ấy vẫn còn nối tiếp đến ngày nay.
              Đã từ lâu tại quê hương Phan Thanh Giản, rất nhiều người băn khoăn
           về một câu sách về cuộc khởi nghĩa của Trương Định mà một số người
           phẩm bình về Phan Thanh Giản thường hay trích dẫn để chứng minh cho
           tội bán nước của cụ. Đó là câu chuyện về anh hùng Trương Định khi đề cờ
           khởi nghĩa đã nêu đích danh Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân (Phan
           Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình bỏ dân).
              Ai đã viết câu nầy? Có đúng là Trương Định và người cố vấn mà ông
           tin cậy hỏi ý kiến khi dựng cờ khởi nghĩa tức nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
           ở Ba tri đã hiệp ý với nhau viết lên câu nầy để thoá mạ triều đình và nêu
           cao uy thế của nghĩa quân ?
              Ông Ca Văn Thỉnh, một học giả lão thành người Bến Tre - nay đã quá
           cố, khi còn sinh thời đã gởi bài viết cho Hội thảo khoa học về địa chí Bến
           Tre tháng 6 năm 1985.Trong bài Các nhân vật cận đại tiêu biểu của Bến
           Tre, ông viết: “Phê phán hành động của Phan Thanh Giản, nhóm Đông
           Kinh nghĩa thục năm 1907 đã nhắc đến chi tiết Trương Định đề cờ
           “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”. Theo chỗ tôi biết thì người
           kháng chiến đồng thời với Trương Định là Nguyễn Thông khi viết về
           Trương Định không hề nói đến việc đề cờ nầy. Chúng ta tin tiểu sử
           Trương Định do Nguyễn Thông viết hay tin theo lời của nhóm Đông
           Kinh nghĩa thục phát biểu nửa thế kỷ sau nầy ?” (Kỷ yếu hội thảo khoa
           học về địa chí văn hoá Bến Tre năm 1985, trang 71, bản đánh máy)
              Ngày cụ Phan mất, Nguyễn Đình Chiểu đã viết 2 bài thơ điếu, một chữ
           Hán, một chữ Nôm. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ bằng chữ Hán điếu Phan
           Thanh Giản là một biệt lệ. Cả đời ông chỉ làm toàn thơ Nôm, trừ bài Điếu
           Phan Công viết về Phan Thanh Giản là sáng tác bằng chữ Hán. Đây có
           thể xem là tiếng nói chính thức của nhà thơ yêu nước Nam Bộ sống cùng
           thời Phan Thanh Giản. Ngòi bút “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” nầy
           không hề có một lời lẽ nào xúc phạm đến nhân cách cụ Phan hoặc qui tội
           cho cụ bán nước để cầu cái chết. Trong khi đó, Nguyễn Thông đã tâu với
           vua Tự Đức xin ban thụy hiệu cho Phan Thanh Giản vì Phan Thanh Giản
           xưa là người tiết liệt, nay xin ban cho tên Thuỵ. Với một người yêu nước
           có tiếng như Nguyễn Thông, ta không thể cho rằng lập trường yêu nước
           của ông không triệt để, lời nói mâu thuẫn với việc làm trong vấn đề xem

                                          27
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29