Page 27 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 27

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
              TÔI: Thiệt thương Thầy quá. Từ câu chuyện bản sở có anh hùng, Thầy
           muốn tỏ nghĩa của người Chợ Đệm ăn “thanh minh” tảo mộ Phan Thanh
           Giản.
              Tôi đồng ý với những ý kiến của Thầy. Câu nói đó nói lên chí kiên
           cường của dân tộc chúng ta. Và tôi chắc các dân tộc trên thế giới đều có,
           bằng tiếng nói riêng của mỗi dân tộc nói lên những câu đá vàng như vậy.
              Giặc đến nhà, nhân dân không có thái độ nào khác hơn là xông ra
           đánh giặc “đến giọt máu cuối cùng”. Dân tộc nào mà không có phản ứng
           tự nhiên như vậy ?
              Nhưng chỉ độc có ý chí và nhiệt tình thôi thì đâu đủ đánh với kẻ thù
           quá mạnh nhãn tiền. Nhiệm vụ thiêng liêng của người xứng đáng là “dân
           chi phụ mẫu” là phải biết tính toán.
              Lê Nin cũng đã đắng cay với sự ký kết “đầu hàng”.
              Lê Nin có nói, bạn tôi ai cũng biết cả, mà chắc Thầy chưa nghe. Bây
           giờ tôi nói cho Thầy nghe :
              (Trong khi nói bất thần không làm sao nói đúng từng chữ những lời
           trong sách nên phải tra sách mà ghi lại).
              “Đứng trước chúng ta là một kẻ áp bức. Để trả lời sự áp bức thì đương
           nhiên tốt nhất là đánh. Nhưng khốn thay lịch sử đã chỉ rõ rằng không
           phải lúc nào ta cũng có thể dùng khởi nghĩa để chống áp bức. Gạt bỏ khởi
           nghĩa, điều ấy không có nghĩa là “đầu hàng” bán nước”.
              Nói chung “đầu hàng” là việc xấu nhưng cái chân lý đáng kính đó
           không giải quyết tình hình riêng biệt vì người ta cũng có thể gọi việc từ
           chối không đánh trong những điều kiện hiển nhiên bất lợi là đầu hàng.
           Nhưng một sự đầu hàng như thế lại là nghĩa vụ của một người cách mạng
           nghiêm túc.
              Tôi nói như vậy, Thầy rờ lại tim coi đã hết đau ngầm chưa.
              Người ở cái phương Nam nầy mà không biết rằng Phan Thanh Giản
           “ngộ sự cảm ngôn”.. thấy việc đáng nói thì dám nói... Dở ẹt!
              THẦY: Và tôi nói thêm cho biết rằng: Ta không nói Phan Thanh Giản
           là anh hùng như Trương Định, Thủ Khoa Huân. Nhưng nói đến Phan
           Thanh  Giản,  mà  gọi  trơn  là  “học  sĩ”  cũng  đã  đủ  rõ  mặt  biết  đời  của
           Nguyễn Đình Chiểu rồi.
                                                       (Trích Chợ Đệm quê tôi)

              Cách diễn đạt của tác giả nhẹ nhàng, chậm rãi, kiểu nói chuyện phiếm
           cùng nhau lúc “trà dư tửu hậu”, nhưng lại vô cùng sâu sắc. Nó len lỏi nhẹ

                                          30
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32