Page 25 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 25

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           xét và đánh giá Phan Thanh Giản.
              Hai con cụ Phan là Phan Tôn, Phan Liêm theo lời di huấn của cha, ba
           tháng sau cái chết của cụ Phan đã nổi lên khởi nghĩa chống Pháp tại quê
           nhà suốt những tháng cuối năm 1867 và cuối cùng hy sinh vì đại nghĩa.
           (Cũng có tài liệu cho rằng hai ông không chết, tham gia chống Pháp cùng
           Nguyễn Tri Phương và bị Pháp bắt ngày 20 tháng 11 năm 1873, khi tướng
           Pháp Francis Garnier tiến công thành Hà Nội. Năm 1874, sau khi Hòa ước
           Giáp Tuất được ký kết, Phan Liêm và Phan Tôn mới được trao trả cho triều
           đình. Về Huế hai ông lại được trọng dụng. Rất ít tư liệu nói về Phan Tôn.
           Chỉ biết  ông làm tới chức Hồng lô tự thiếu khanh (bậc quan chánh ngũ
           phẩm) trước khi về hưu.  Năm 1881, Tự Đức thứ 34, theo Hoàng triều
           Giáp Tý niên biểu thì Phan Liêm đã mật trình lên nhà vua một biểu đề ra
           một số cải cách về giáo dục, thông thương, khai mỏ.... để mở mang kinh
           tế đất nước. Phan Tôn qua đời 1893, đến cuối năm 1896 thì Phan Liêm
           cũng mất tại Huế dưới triều vua Thành Thái, được an táng ở Huế và được
           truy tặng Binh Bộ thượng thư. Mộ của hai ông cùng được xây dựng trong
           chùa Trà Am, thôn Tư Tây, xã Thủy An, Thành phố Huế hiện nay, cách
           chợ Đông Ba khoảng 15 km, sát bên núi. Mộ còn mộ chí bằng chữ Hán
           soạn sau khi ông Phan Liêm qua đời.)
              Trong quyển “Chợ Đệm quê tôi”, tác giả Nguyễn Văn Trấn qua một
           chương của tác phẩm đã dựng lên cuộc đối thoại giữa hai nhân vật là
           Tôi và Thầy. Tôi là tác giả, còn Thầy là một ‘lão nông tri điền’ ở vùng
           chợ Đệm. Theo lời tác giả, Thầy là ông Ba Hinh, một thầy thuốc, một
           nhà thơ. Con trai, con gái ông đều là ĐVCS, con rễ ông tên Nguyễn văn
           Bình, Hiệu Trưởng trường Nguyễn Ái Quốc 9. Lúc ông và tác giả đối
           thoại, thì ông đã bước qua tuổi 97.
              Ở chương 3 của tác phẩm nầy là cuộc đối thoại giữa Thầy và Tôi về
           Phan Thanh Giản. Xin trích ghi lại một đoạn từ trang 52.
              ...
              TÔI: Vậy cái câu “Phan, Lâm mãi quốc” Thầy mới làm sao ?
              THẦY: Già nầy coi rẻ cái câu ấy quá.
              TÔI: Ấy, em đã nói, nói một hồi sẽ nổi nóng cho mà coi !
              THẦY: Không nóng đâu. Qua hỏi em. Vậy chớ cái câu “Không thành
           công cũng thành danh”, em nghĩ thế nào ?
              TÔI: Câu tội lỗi đứt đuôi! Bất kể cái động cơ tốt đẹp như thế nào. Anh
           không hành động có suy tính kỹ càng, dân theo anh mà chết thì thì thân
           danh anh chỉ có mang gông tội lỗi.

                                          28
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30