Page 21 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 21

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           đầu hàng giặc cũng để đạt mục đích nầy. Thế  nhưng Phan Thanh Giản
           không phải là như vậy. Chính cái khó xử giữa hành động để mất đất với
           mục đích mong muốn an dân với một kẻ thù đầy mưu mô xảo quyệt đã
           đưa cụ Phan đến bước đường cùng.
              Quốc sử quán triều Nguyễn - trước chúng ta - đã có một cái nhìn xác
           thực, tiếp cận đuợc tấm lòng và sự suy nghĩ trước phút lâm chung của
           cụ Phan:
              “Thanh Giản là người ngay thực, giữ lòng liêm khiết, làm quan cần
           mẫn, thận trọng, gặp việc dám nói, trải thờ ba triều vua vẫn được yêu
           quí. Đến khi mang cờ tiết đi Nam, thế không làm sao đuợc, biết tội tự
           uống thuốc độc chết. Thực là ở vào chỗ người ta khó xử. Xem tờ sớ để
           lại thì lòng trung ái chứa chan ở ngoài lời nói” (Đại Nam chính biên liệt
           truyện,trang 46, tập 4, Huế 1993)
              Lớp trí thức Nam kỳ, từ nhà thơ yêu nước cùng thời với Phan Thanh
           Giản là Nguyễn Đình Chiểu cho đến những nhà nghiên cứu về sau và
           chúng ta hôm nay qua mỗi bước phát triển của lịch sử ngày càng có cái
           nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản khoa học chính xác và tiếp cận
           gần hơn chân giá trị của cụ, một con người mà lẽ sống, đạo đức, tư cách
           và học vấn là cả một niềm tự hào của xứ sở, quê hương, không chỉ của hai
           tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre mà còn lan toả cả Nam bộ ngày nay.
              Cụ Phan Thanh Giản mất đến nay đã trên 140 năm, nhưng trong lòng
           nhân dân cụ như vẫn còn tồn tại. Cơ sở của sự tồn tại nầy là: Cụ là nạn
           nhân của một đường lối bảo vệ đất nước sai lầm, cụ bị ép buộc phải làm
           mặc dù vua Tự Đức đã nhận được tờ sớ xin nghỉ hưu của Phan Thanh
           Giản. Cụ yêu nước thương dân, nổi tiếng thanh liêm, an bần lạc đạo; do
           đó nhân dân khoan dung và trân trọng. Trong mọi sự đánh giá, chỉ có
           sự đánh giá của nhân dân mới có giá trị lâu bền bởi tính thấu tình đạt
           lý của nó.
              Sai lầm của triều Nguyễn, của Tự Đức trong đó chính Phan Thanh
           Giản cũng có phần trách nhiệm để cho thế hệ con cháu phải trả giá đắt
           trên một thế kỷ máu và nước mắt mới giành lại đuợc độc lập, thống nhất
           và toàn vẹn lãnh thổ. Ngày nay chúng ta không kết tội tiền nhân nhưng
           qua nghiên cứu để nhận thức đúng những đóng góp của ông cha vào sự
           nghiệp dựng nước, giữ nước nhằm phát huy và không để lịch sử phải lặp
           lại những sự kiện dù chủ quan hay khách quan mang thảm hoạ đến cho
           dân tộc.
              Trên tinh thần đó chúng ta đánh giá cao những cống hiến trên nhiều

                                          24
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26