Page 19 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 19

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           nhân vật đương thời, tuyệt nhiên không một lời lên án mà chỉ thể hiện
           niềm thương cảm đối với hành động “thung dung tựu nghĩa” của một bậc
           lão thần trước cảnh quốc phá gia vong. Theo dòng thời gian , trên 150
           năm trôi qua với vô vàn biến động của lịch sử dân tộc. Đã có biết bao lời
           phẩm bình, khen chê, biện hộ, lên án ...về vị Tiến sĩ đầu tiên của vùng
           Nam kỳ Lục tỉnh. Nhưng khi lớp bụi thế nhân được thổi tan đi, thì trong
           cái im lặng vô cùng của người xưa vẫn rạng ngời khối ngọc. Xin được  trở
           lại để phác hoạ đôi nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, về một con người mà
           cho đến hôm nay, dù đã có cách nhìn nhận, đánh giá công bình, nhưng
           vẫn chưa phải là nhất quán.
              Với  âm  mưu  xâm  lược  nước  ta  đã  có  từ  cuối  thế  kỷ  XVIII,  tháng
           9/1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng thực hiện âm mưu
           chiếm nước Việt Nam bằng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh nhưng
           đã bị thất bại. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha rút khỏi Đà Nẳng vào Nam
           tấn công quân và dân ta ở Gia Định (tháng 2 năm 1859). Sau hai năm
           giao tranh ác liệt, quân Pháp đã chiếm Gia Định, thừa thắng chiếm luôn
           các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và thành Vĩnh Long vào cuối năm 1861.
              Tuy chiếm được ba tỉnh miền Đông nhưng phía thực dân Pháp gặp
           nhiều khó khăn, lúng túng trước phong trào kháng chiến của nhân dân
           Nam Kỳ. Trước những khó khăn ở chính quốc, không đủ quân để giữ đất
           đã chiếm được nên thực dân Pháp chỉ mong muốn sớm ký đuợc với triều
           đình Huế một nghị hoà để vừa giữ được đất đã chiếm vừa có thời gian
           chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng khi có điều kiện.
              Ngày 5/5/1862, Bô-na cho phái viên mang thư xin nghị hoà ra Huế,
           vua Tự Đức thiếu cân nhắc đã vội vàng tiếp nhận, thực hiện chủ trương
           hoà hoãn, thương lượng với Pháp, hy vọng vào con đuờng nầy có thể
           chuộc lại ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long mà quân Pháp đã chiếm
           đóng.
              Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp được Tự Đức chọn để thực hiện
           việc ký hoà ước với Pháp tại Sài Gòn vào tháng 6/1862. Kết quả của cuộc
           thương thuyết nầy như ta đã biết: Triều đình nhượng ba tỉnh miền Đông,
           đảo Côn Sơn cho Pháp, bồi thường chiến phí cho Pháp bốn triệu, Pháp trả
           lại tỉnh Vĩnh Long, triều  đình phải triệt tiêu mọi lực lượng kháng chiến
           chống Pháp ở tất cả Nam kỳ Lục tỉnh.
              Việc ký kết hiệp ước năm 1862 và để  mất ba tỉnh miền Tây tiếp sau
           đó hoàn toàn không thể qui trách nhiệm cho Phan Thanh Giản. Vốn nặng
           tư tưởng Nho giáo, Phan Thanh Giản không thể làm trái lệnh thiên tử.Vả

                                          22
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24