Page 20 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 20
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
lại, trước khi cụ lãnh sứ mệnh nghị hoà, Tự Đức, các quan đại thần ở Viện
Cơ Mật, cũng đã có sự luận bàn; giao nhiệm vụ cho Phan Thanh Giản và
Lâm Duy Hiệp. Cử sứ thần đi “nghị về việc hoà” thì các khả năng để đưa
đến hoà hoãn, kể cả khả năng cắt đất và bồi thường tiền bạc cho giặc, do
đó Phan Thanh Giản không thể và không có quyền để thực hiện những
điều mà nhà vua không chỉ dụ. Điều nầy ta dễ dàng nhận biết đó là việc
Tự Đức phê chuẩn hiệp ước, chỉ phê trách cụ Phan chiếu lệ, không cách
chức mà trái lại còn giao tiếp nhiệm vụ như Tổng đốc Vĩnh Long, Kinh
lược sứ đại thần phụ trách ba tỉnh miền Tây Nam kỳ. Phan Thanh Giản
một lần nữa được vua Tự Đức tín nhiệm cử đi Pháp để đàm phán xin
chuộc lại ba tỉnh miền Đông mặc dù biết sự việc sẽ không thành. Trước
khi phái đoàn sứ bộ do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ lên đuờng,Tự Đức
dò hỏi: “Nếu người ta không cho chuộc thì ngươi có cách gì để đối phó
không ?” Phan Thanh Giản trả lời: “Tôi xin nhận sứ mạng dù cuộc đàm
phán bị bế tắc thì lũ tôi có thể duy trì mọi mối tình thân thiện để nuôi hy
vọng về tương lai”.
Hy vọng về tương lai của Phan Thanh Giản đối với thực dân Pháp chỉ
sau khi ký hoà ước có 5 năm là tiêu tan.Với việc thực dân Pháp chiếm 3
tỉnh miền Tây Nam kỳ, cụ mới nhận thức được hết dã tâm của quân xâm
lược :
Những tưởng một lời an bốn cõi
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba.
Đường lối chủ hoà của vua Tự Đức mà Phan Thanh Giản là người
đồng tình và thực hiện đã đưa đến hậu quả nghiêm trọng là mất Nam kỳ
lục tỉnh năm 1876 rồi tiếp tục đưa đất nước đến bại vong.
Thừa hành một đường lối sai lầm dẫn đến việc mất đất, Phan Thanh
Giản không phải duy nhất là người có tội mà chỉ chịu một phần trách
nhiệm trong việc thực hiện đường lối sai lầm nầy. Người có tội với dân,
với nước là Tự Đức. Tư tưởng trung quân của Nho giáo đã buộc Phan
Thanh Giản làm trái với lương tâm và tấm lòng yêu nước, thương dân
của mình, không dám kêu gọi, tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp
hoặc đồng tình cổ vũ để phát triển những cuộc chống Pháp đã diễn ra ở
Nam Kỳ khi cụ giữ chức vụ Kinh lược sứ. Chính vì thế cụ tự thấy mình có
tội với dân, với nước nên tự kết liễu đời mình, bày tỏ nỗi lòng để hậu thế
phán xét. Không thể lên án Phan Thanh Giản là bán nước được, vì mục
đích của bán nước là để “vinh thân phì gia”, là làm tay sai cho giặc, hoặc
23