Page 29 - Sac Huong Que Nha
P. 29
Saéc Höông Queâ Nhaø
H 4: Từ các ngả đường, đoàn người kéo về
Lễ Hội Đống Đa năm 1972, tại Kiên Mỹ.
(Ảnh: Lê Quang Mỹ, Cuongde.org)
Tiết mục võ thuật Tây Sơn, trong những năm đầu thập niên 70, người ta thường thấy nữ võ sĩ
Thanh Tùng, con nhà võ ba đời lừng danh đất Tây Sơn, biểu diễn các bài quyền như Lão Mai Độc Thọ hay các
bài roi như Tấn Nhất Ô Du, được tán thưởng với biệt danh “Hổ Cái Miền Trung.”
Tiết mục nhạc võ Tây Sơn, môn nghệ thuật độc đáo của Bình Định. Người biểu diễn phải có tâm
hồn nghệ sĩ, vừa là bậc võ siêu đẳng và luyện đôi tay thần diệu để “múa” hai roi trống. Người biểu diễn còn phải
tác dụng lên tròng trống, vành trống, thân trống bằng cả hai bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay tiếp xúc vào một
bộ trống gồm 12 chiếc, lớn nhỏ khác nhau, gọi là Song thủ đả thập nhị cổ (đôi tay đánh 12 cái trống), tạo nên
những âm thanh hùng tráng khác lạ. Khiến người xem như bị lôi cuốn thúc giục [21].
Tiết mục biểu diễn chiến trận Đống Đa, lại càng hào hứng và hấp dẫn hơn nữa. Hoạt cảnh được tổ
chức trên địa thế qui mô, dàn dựng công phu, tập dượt chu đáo. Cuộc thao diễn, cả ngàn người tham gia, với cờ
xí, chiêng trống, sắc phục, đồn lũy y như cảnh thật. Người xem tưởng mình đang sống trong thời đại Tây Sơn, dậy
lên lòng tự hào dân tộc. Và từ đó, muốn làm một việc gì để đời cho đất nước, cho quê hương.
Có những năm, dân Bình Định còn được xem lực lượng Quân Đoàn II biểu diễn. Trên trời, các phi
đoàn oanh kích, dưới đất, bộ binh tiến chiếm mục tiêu, với xe tăng và pháo binh yểm trợ rầm rộ. Người xem được
ôn cố trí tân, vừa ngưỡng mộ kỳ tích của tiền nhân, vừa hài lòng với thành quả hôm nay, làm nức lòng tuổi trẻ.
Ñaøo Ñöùc Chöông 29