Page 30 - Sac Huong Que Nha
P. 30
Saéc Höông Queâ Nhaø
Lễ hội được tổ chức trong tỉnh Bình Định, nhưng là tầm cỡ quốc gia, vì có đông quan khách cấp
trung ương của các ngành hành chánh, quân sự, văn hoá, giáo dục và các nhà trí thức từ Sài gòn ra dự.
H 5: Chính khách Hồ Hữu Tường
từ Sài Gòn ra dự Lễ Hội Đống Đa, 1967.
(Ảnh: Lê Quang Mỹ, Cuongde.org)
IV - HỘI HÁT XUÂN
Hội Hát Xuân có từ lâu, có lẽ phát xuất từ lúc tỉnh thành Bình Định được xây dựng vào năm Mậu
Thìn (1808), Gia Long thứ 7, khi khánh thành có hát bội mừng. Từ ấy, năm nào cũng tổ chức hát xướng, lâu năm
thành lệ.
Hằng năm, sau Tết Nguyên Đán, trong tháng giêng âm lịch, có lệ hát bội tại thành Bình Định. Quen
gọi là Hát Xuân, do quan đầu tỉnh tổ chức. Đám hát nầy lớn nhất, tổ chức chu đáo nhất, diễn xuất hay nhất và khán
giả cũng đông đảo nhất, so với các cuộc hát xướng trong năm tại tỉnh nhà.
Con hát được lựa chọn toàn đào kép thượng thặng, rút ra từ các gánh hát trong tỉnh, nên gọi là “hát
rút.” Hát Xuân cũng chỉ diễn lại các tuồng nổi tiếng như: Sơn Hậu, Phụng Nghi Đình, Ngũ Hổ Bình Tây, Hộ Sanh
Đàn, Diễn Võ Đình, Tân Dã Đồn, Tam Nữ Đồ Vương... nhưng rất hấp dẫn, vì đào kép xuất sắc đảm nhận từ vai
chính đến các vai phụ, nên diễn xuất hoàn hảo từ đầu đến cuối.
Mặc dù sân khấu đặt ngay tại sảnh đường rộng lớn, nhưng các quan lại và dân chúng, từ các nơi
đổ về đông nghẹt. Ban tổ chức phải cất nhà tạm bằng tranh tre để dung nạp quan khách có chỗ ăn uống và nghỉ
ngơi. Tuy là nhà tạm nhưng cũng xén cắt mái tranh ngay thẳng, trần thiết kỹ lưỡng, cũng trướng rủ màn che, liễn
Ñaøo Ñöùc Chöông 30