Page 28 - Sac Huong Que Nha
P. 28
Saéc Höông Queâ Nhaø
huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng, sau là tỉnh Hà Đông. Ông đã thuyết phục đám võ thần
theo chiến lược “Dĩ dật đãi lao” 以 逸 待 勞 (dưỡng lấy cái nhàn cho quân ta để chống lại cái mệt nhọc của
giặc), rất hợp ý của Quang Trung. Đó là Hy Doãn Ngô Thì Nhậm (吳 時 壬; 1746 - 1803), ngôi sao sáng của sĩ
phu Bắc Hà.
- Một ẩn sĩ người làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang,
trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh). Trong chiến dịch đại phá quân Thanh, Ông đã hiến kế “Quân quý thần tốc,”
cũng hợp ý với nhà vua. Đó là Lam Hồng dị nhân Nguyễn Quang Thiếp (阮 光 浹; 1723 - 1804) [13], sau bỏ
chữ Quang vì kiêng húy, được người đời phong danh hiệu La Sơn Phu Tử (羅 山 夫 子).
- Một danh tướng của miền đất võ Bình Định, với chiến thuật sét đánh ngang tai, uy hiếp tinh thần
địch quân đến cùng độ. Chỉ một đêm, Sầm Nghi Đống (Cen Yi Dong) sợ quá phải tự tử. Chỉ một sáng, dồn Tôn
Sĩ Nghị phải chạy trốn một cách nhục nhã. Đó là Đô đốc Đặng Văn Long (鄧 文 隆), tự là Tử Vân, người huyện
Tuy Viễn, phủ Qui Nhơn (nay là tỉnh Bình Định), được người đời phong danh hiệu Đặng Thiết Tý (cánh tay của
họ Đặng cứng như sắt).
Năm 1802, Gia Long (嘉 隆) lật đổ được nhà Tây Sơn (西 山). Ngôi nhà từ đường, nơi ba anh em
Tây Sơn chôn nhau cắt rún, bị san bằng; chỉ có cái giếng là di tích còn lại. Sau nhờ sáng kiến của dân làng, ngôi
đình Kiên Mỹ [14] được dựng lên trên khu đất ấy. Mặt ngoài, lập đình để thờ thần nhưng trong lòng, không ai bảo
ai, họ vẫn ngầm hiểu lập ra để thờ Tam Kiệt Tây Sơn. Mỗi lần tế xuân thu, họ không bao giờ đọc văn tế mà chỉ
khấn vái thầm.
Trong thời Việt Minh (1945-1954), đình Kiên Mỹ bị phá hủy. Năm 1960, nhân dân quận Bình Khê
góp công của lập đền thờ Tây Sơn, trên khu đất ấy. Điện thờ có ba gian, gian giữa thờ Quang Trung (光 中), gian
hai bên thờ vua Thái Đức (泰 德) và Đông Định Vương Nguyễn Lữ (東 定 王 阮 侶) cùng các tướng sĩ. Nơi
đây, hằng năm, tỉnh Bình Định tổ chức lễ Đống Đa, số người trẩy hội lên đến hàng trăm ngàn người. Dân chúng
cho rằng ăn Tết mà không biết đến hội dân gian ở Chợ Gò là điều đáng tiếc, nhưng không đi dự Lễ hội Đống Đa
thì coi như năm ấy chưa hưởng trọn hương vị Tết của tỉnh nhà.
Sáng ngày mồng 5 Tết, đoạn quốc lộ 19 từ ngã ba Cầu Gành [15] đến thị trấn Phú Phong, khoảng
30 cây số, đông nghẹt xe cộ. Người ở Tuy Phước, Qui Nhơn, lên cầu Gành bằng hai ngả đường, ngang qua thị trấn
Tuy Phước và thị trấn Diêu Trì [16]. Người ở tận đèo Cù Mông [17], thị trấn Phú Tài và tỉnh Phú Yên, theo quốc
lộ 1 ra cầu Gành. Người ở huyện Vân Canh [18] và xã Phước Thành, theo liên tỉnh lộ 638 (LTL 6 cũ) đến Diêu Trì
rồi ra cầu Gành. Người ở cao nguyên An Túc [19], xuống đèo An Khê rồi theo quốc lộ 19. Người ở huyện Vĩnh
Thạnh thì xuôi dòng sông Côn, hay theo tỉnh lộ 637 (TL 3 cũ) về dự hội. Người ở tận miền Bắc Bình Định như
các huyện An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát [20] cũng theo quốc lộ 1 vào cầu Gành. Người ở An
Nhơn thì từ thị trấn Bình Định đi đường tắt đến An Thái, rồi qua ngả Bình Nghi, Tây Xuân, đến Phú Phong.
Muốn xem trọn vẹn lễ Đống Đa, phải đến điện thờ Tây Sơn từ trưa mồng 4 Tết, vì chiều hôm đó
các nghi lễ cổ truyền được tổ chức. Lễ tế rất long trọng, cả khu vực rộng lớn, cờ lọng nghi trượng rợp trời, chiêng
trống rền vang. Người xem, cảm thấy lòng mình hòa nhập vào hồn thiêng sông núi, vào địa linh nhân kiệt. Tối
hôm ấy, phải ngủ trọ tại xã Bình Thành, tốt nhất là tại thôn Kiên Mỹ để sáng sớm hôm sau kịp chen chân đến khu
vực hành lễ.
Chương trình ngày mồng 5, tuy có thay đổi hằng năm, nhưng các mục chính thì năm nào cũng có:
Đó là bài diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn với cuộc đại phá quân Thanh, biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn và
thao diễn trận pháp.
Ñaøo Ñöùc Chöông 28