Page 26 - Sac Huong Que Nha
P. 26
Saéc Höông Queâ Nhaø
III - LỄ HỘI ĐỐNG ĐA
Lễ hội Đống Đa được tổ chức từ năm 1960 vào ngày mồng 5 Tết, địa điểm hành lễ là điện thờ Tam
Kiệt Tây Sơn ở thôn Kiên Mỹ (xã Bình Thành, quận Bình Khê cũ) nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn.
Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất của tỉnh Bình Định.
Lần giở lại trang sử oai hùng của dân tộc, cuối năm 1788 vua Càn Long (Qian Long) nhà Thanh
(Qing) sai Tôn Sĩ Nghị (Sun Shi Yi) đem 20 vạn quân sang chiếm nước ta. Trước khí thế mạnh như vũ bão của
giặc, ngày 21 tháng 11 năm Mậu Thân (18-12-1788) Tư mã Ngô Văn Sở nghe theo lời bàn của Ngô Thời Nhậm,
cho chuyển quân từ Thăng Long về đèo Tam Điệp để bảo toàn lực lượng.
Ngày 24 tháng11 năm Mậu Thân (21- 12- 1788), tin cấp báo về tới Phú Xuân. Ngày 25 tháng 11,
Nguyễn Huệ làm lễ đăng quang ở Bàn Sơn (phía Nam núi Ngự Bình). Và chỉ 4 ngày sau (29- 11), Hoàng đế Quang
Trung (光 中) cùng đại binh đã có mặt tại Nghệ An. Nhà vua cho dừng quân ở đây để tuyển thêm tân binh và hội
kiến với La Sơn Phu Tử.
Ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân, đại quân đến núi Tam Điệp. Quang Trung tuyên bố trước tướng
sĩ: “Chỉ nội mười ngày nữa ta sẽ đuổi hết được giặc Thanh. Bữa nay ta ăn Tết Nguyên Đán trước, sang xuân ta
sẽ ăn Tết Khai Hạ vào ngày mồng Bảy ở Thăng Long.” [10]
Quang Trung chia quân làm 3 đạo:
- Đại Đô đốc Lộc và Đô đốc Tuyết lãnh hữu quân (có sách chép là tả quân) đi đường biển. Đại
Đô đốc Lộc theo sông Lục Đầu tràn lên Bắc Ninh và Bắc Giang, đóng chốt từ Yên Thế đến Lạng Giang, Phượng
Nhãn, chận đường về của giặc. Còn Đô đốc Tuyết đổ bộ vào Hải Dương tiếp ứng cho mặt trận miền Đông.
- Đại Đô đốc Bảo và Đô đốc Long (có sách chép là Mưu) đem tả quân, có tượng và kỵ binh tăng
cường, đi bọc đường núi đánh tạt cạnh sườn vào phòng tuyến địch. Đại Đô đốc Bảo mở mặt trận phía Tây, dùng
tượng binh từ huyện Sơn Minh (phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng) đánh vào các căn cứ địch ở xã Đại Áng,
Nguyệt Áng (tổng Vĩnh Hưng Đặng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng). Còn Đô đốc
Long đem tượng binh và kỵ binh đi đường tắt từ huyện Chương Đức (thuộc phủ Ứng Thiên, năm 1814 đổi thành
phủ Ứng Hoà) đến huyện Thanh Trì (thuộc phủ Thường Tín), hành quân chớp nhoáng từ Tây Bắc xuống Nam,
chiếm gọn hai căn cứ Nhân Mục và Yên Quyết, rồi nửa đêm mùng 4 Tết vây kín đồn Khương Thượng. Đề đốc
Sầm Nghi Đống (Cen Yi Dong), nhà Thanh, chưa kịp xoay trở thì mũi nhọn cảm tử quân Tây Sơn đã phá vỡ thành
xông vào như nước vỡ bờ. Đống phải mở đường máu chạy về Thăng Long nhưng khi đến gò Đống Đa, lại bị một
cánh quân của Đô đốc Long đón sẵn, bí đường hắn phải thắt cổ tự ải.
- Đạo quân thứ ba do chính Quang Trung thống lãnh cả ba doanh Tiền, Trung, Hậu quân; có Tư mã
Sở và Nội hầu Lân lãnh Tiền quân làm mũi nhọn tiên phong. Tân binh ở Nghệ An, sung vào Trung quân do nhà
vua trực tiếp chỉ huy. Hậu quân có Hô Hổ hầu [11] thủ vai đốc chiến và đề phòng địch tập hậu. Ngày 30 tháng
chạp, đại quân vượt bến đò Gián Khuất (Ninh Bình), dùng chiến thuật đâm so đũa tức là ngược chiều tiến quân
của giặc, chớp nhoáng hạ các đồn Thanh Liêm, Nhật Tảo, Phú Xuyên, Hà Hồi, Ngọc Hồi...
Sáng mùng 5 Tết, tại cung Tây Long, Tôn Sĩ Nghị (Sun Shi Yi) đang sốt ruột theo dõi mặt trận
phía Nam, bỗng nghe tin cấp báo quân của Đô đốc Long như trên trời giáng xuống, tiến vào cửa Tây với khí thế
ngùn ngụt. Nghị hoảng quá, không kịp mặc áo giáp, bỏ cả sắc thư và ấn tín, vội nhảy lên ngựa chưa kịp thắng yên
Ñaøo Ñöùc Chöông 26