Page 51 - Sac Huong Que Nha
P. 51

Saéc Höông Queâ Nhaø































                                          H 1: Thầy Đồ mở trường dạy học tại gia.

                                              (Nguồn: Hình Ảnh Xưa Việt Nam)



               Tính từ khoa Nhâm Tý (1852), Tự Đức thứ 5, đến khoa Mậu Ngọ (1918), Khải Định thứ 3 (啟 定) là năm
        chấm dứt vĩnh viễn nền Nho học, triều đình nhà Nguyễn đã mở 29 khoa thi Hương. Trường thi Bình Định chỉ tham
        dự 23 khoa, còn 6 khoa trường này không tổ chức thi bởi các lý do:

               - Năm 1859, liên quân Pháp và Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Định. Rồi năm 1861, các tỉnh Định
        Tường, Biên Hòa thất thủ. Tiếp đến 1862 triều đình ta phải nhường ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Biến
        cố dồn dập, đất nước có rất nhiều việc cấp bách phải giải quyết, nên Trường thi Bình Định tạm đóng cửa. Vì vậy,
        khoa thi năm Tân Dậu (1861), Tự Đức thứ 14, sĩ tử ở Trường Bình Định phải ra Huế thi chung với Trường Thừa
        Thiên. Còn khoa thi năm Giáp Tý (1864) thì theo lệ cũ, nghĩa là các tỉnh từ Phú Yên tới Quảng Ngãi ra thi ở
        Trường Thừa Thiên; các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận vào thi ở Trường An Giang (thay thế cho Gia Định)
               Năm Quý Dậu (1873), Tự Đức thứ 26, đúng hạn kỳ mở khoa thi Hương trên toàn quốc (không kể Nam
        Kỳ đã bị Pháp chiếm), thì ở Bắc Kỳ lại gặp biến (Hà thành thất thủ lần thứ nhất). Các Trường thi Hà Nội và Nam
        Định không thi được, nên triều đình mở khoa Giáp Tuất (1874) với tính cách là khoa Quý Dậu triển hạn, để sĩ tử
        hai trường trên ứng thí. Trường Bình Định đã mở khoa Quý Dậu nên không mở khoa này.

               Trường Bình Định còn bị gián đoạn ba khoa nữa. Đó là khoa Bính Tuất (1886), Đồng Khánh nguyên niên
        (同 慶), trường Bình Định đã thi xong ở khoa Ất Dậu (1885) nên nay không thi nữa. Đến khoa thi năm Đinh
        Hợi (1887), Đồng Khánh thứ 2, Phong trào Cần Vương ở các tỉnh Miền Nam Trung Kỳ đang lúc sôi động, nên
        Trường Bình Định không mở được khoa thi, và sĩ tử miền này cũng không ra Huế ứng thí. Rồi khoa thi năm Mậu
        Tý (1888), Đồng Khánh thứ 3, tình hình chưa ổn định, Trường Bình Định vẫn bị đình, và chỉ một ít sĩ tử miền này
        ra Huế thi chung với Trường Thừa Thiên.
               Căn cứ vào Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục, 23 khoa thi của Trường Bình Định gồm:

               1 -  Khoa Nhâm Tý (1852), Tự Đức thứ 5 (嗣 德), lấy đỗ 13 Cử nhân. Trong đó, Bình Định 11, có Giải



            Ñaøo Ñöùc Chöông                                                                                  51
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56