Page 53 - Sac Huong Que Nha
P. 53

Saéc Höông Queâ Nhaø


        tỉnh Phan Rang (tức Ninh Thuận).

               19- Khoa Bính Ngọ (1906), Thành Thái thứ 18, lấy đỗ 24 Cử nhân: Bình Định 12, chiếm cả Giải nguyên
        lẫn Á Nguyên; Quảng Ngãi 3; Phú Yên 3; Khánh Hòa 2; Bình Thuận 1; các nơi khác 3.

               20- Khoa Kỷ Dậu (1909), Duy Tân thứ 3 (維 新), lấy đỗ 16 Cử nhân: Bình Định 7, chiếm cả Giải nguyên
        lẫn Á nguyên; Quảng Ngãi 2; Phú Yên 1; Ninh Thuận 2 (tỉnh mới lập, từ năm 1901 đến 1913); Bình Thuận 1; các
        nơi khác 3.

               21- Khoa Nhâm Tý (1912), Duy Tân thứ 6, lấy đỗ 18 Cử nhân: Bình Định 8, có Á nguyên; Quảng Ngãi 5,
        có Giải nguyên; Khánh Hòa 1; Ninh Thuận 1; các nơi khác 3.
               22- Khoa Ất Mão (1915), Duy Tân thứ 9, lấy đỗ 18 Cử nhân: Bình Định 10, có Giải nguyên; Quảng Ngãi
        1; Phú Yên 3, có Á Nguyên; các tỉnh khác 4. Tỉnh Ninh Thuận giải thể [2], thí sinh lại nhập vào hai tỉnh Khánh
        Hòa và Bình Thuận.

               23- Khoa Mậu Ngọ (1918), Khải Định thứ 3 (啟 定), lấy đỗ 12 Cử nhân: Bình Định 2; Quảng Ngãi 4, có
        Giải nguyên; Phú Yên 2; các nơi khác 4, người Quảng Nam đoạt Á nguyên.

               Trên danh nghĩa, Trường thi Bình Định đã đóng góp cho nền Nho học 23 khoa thi Hương, nhưng trên thực
        tế chỉ có 22 lần thi tại Trường Bình Định. Vì lần thi cuối cùng, khoa Mậu Ngọ (1918), sĩ từ miền này phải vác lều
        chõng ra Huế để thi ở Trường Thừa Thiên. Nhưng danh sách thí sinh, hạn ngạch lấy đậu và bảng trúng tuyển đều
        lập riêng, không dính dự gì đến sĩ tử Trường Thừa Thiên.

               Số chỉ định trúng tuyển Cử nhân ở Trường thi Bình Định, mỗi khóa 13 người. Quy định ấy, giữ đúng được
        3 khóa đầu; kể từ lần thứ 4, tức khoa Đinh Mão (1867), không còn tuân thủ nữa.
               Tổng kết, Trường thi Bình Định đã cung cấp cho đất nước 355 Cử nhân Nho học. Trong đó, Bình Định 186
        người, có 12 Giải nguyên và 10 Á nguyên. Quảng Ngãi 104 người, có 11 Giải nguyên và 9 Á nguyên. Phú Yên
        22 người, có 1 Á nguyên. Khánh Hòa 7 người. Ninh Thuận 3 người. Bình Thuận 11 người, có 1 Á nguyên. Và sĩ
        tử các vùng khác tạm trú tại vùng này đỗ 22 người, có 2 Á nguyên. Đó là trường hợp con của các quan theo cha
        đến lỵ sở, công chức đang làm việc.
               Những người đỗ Cử nhân trẻ nhất của Trường Bình Định là các ông: Văn Vĩ người thôn Hữu Pháp, huyện
        Phù Cát, tỉnh Bình Định, đỗ hạng 12/12, khoa Mậu Ngọ (1918), lúc 16 tuổi. Rồi đến Trần Quý Hàm người thôn
        Tri Thiện, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đỗ Á nguyên (2/24) khoa Bính Ngọ (1906), lúc 18 tuổi. Và Nguyễn
        Thuyên người thôn Nam An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đỗ thứ 20/24, khoa Bính Ngọ (1906), lúc 20 tuổi.
               Những người lớn tuổi nhất còn vác liều chõng đi thi và đỗ Cử nhân ở Trường thi Bình Định là các ông:
        Phan Hành người thôn Biểu Chánh, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đỗ hạng 8/18, khoa Quý Mão (1903), lúc
        55 tuổi. Võ Văn Quý người huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, đỗ hạng 4/19, khoa Giáp Ngọ (1894), lúc 53 tuổi.
        Và Đinh Hữu Quang người thôn Hưng Lạc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, đỗ hạng 13/19 cũng khoa Giáp Ngọ,
        lúc 52 tuổi.
               Trường thi Bình Định có những khoa thi mà danh sách thí sinh trúng tuyển khi bộ duyệt lại, phải thay đổi
        ở giờ chót: hoặc bị truất bớt, hoặc được thêm vào. Xem ra, việc chọn người trúng tuyển ngày xưa rất cẩn trọng,
        phải qua hai lần duyệt xét, ở trường thi và ở trung ương, mới được chính thức đỗ.

               - Bộ truất vì có bài bị điểm liệt: Khoa thi Mậu Thìn (1868), trường thi Bình Định do Bố chánh Quảng Yên
        là Lê Hữu Tá làm Chủ khảo, Toản tu Sử quán Phạm Quý Đức làm Phó Chủ khảo, đã lấy 18 người vào bảng Cử


            Ñaøo Ñöùc Chöông                                                                                  53
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58