Page 55 - Sac Huong Que Nha
P. 55
Saéc Höông Queâ Nhaø
gia ân miễn xét, vẫn để cuối bảng Cử nhân y như Ban Giám khảo đã xếp hạng.
II - TRƯỜNG THI TRONG LỊCH SỬ
Trước tình thế căn thẳng của đất nước, Pháp luôn luôn tìm cớ chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ; trong
cuộc họp các quan đại thần vào những ngày đầu năm Ất Sửu (tháng 2- 1865), triều đình quyết định bỏ hẳn ý định
dành lại 3 tỉnh Miền Đông. Từ nay chỉ dồn lực lượng giữ các tỉnh còn lại.
Đáp ứng với nhu cầu quốc phòng, tháng giêng năm Đinh Mão (1867), Tự Đức thứ 20, Trường thi Bình
Định bắt đầu mở khoa thi Hương võ. Địa điểm thiết lập trường thi Hương võ không xa với trường thi Hương văn,
chỉ cách ba thôn về phía Tây, và vẫn nằm bên hữu ngạn Nam Phái sông Côn. Đó là thôn An Thành, cùng tổng,
huyện với thôn Hòa Nghi (thi Hương văn), nhưng nay An Thành thuộc xã Nhơn Lộc. Địa bàn thu nhận thí sinh
Hương võ của trường cũng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, và cũng theo lệ ba năm một lần mở khoa thi. Như vậy,
chỉ sau Hương văn 3 khoa, Hương võ Bình Định đã cung cấp cho đất nước nhiều võ quan, trong giai đoạn dầu
sôi lửa bỏng. Trường thi Bình Định lại một lần nữa không hổ danh, vì đã được thiết lập từ miền đất mang truyền
thống thượng võ:
Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định múa roi, đi quyền.
(Ca dao)
Thế rồi, khoa thi Hương năm Ất Dậu (1885), các trường thi khác chưa đến ngày mở khoa, duy có Trường
Bình Định đang thi, bỗng nghe hung tin kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi bôn đào. Hội đồng Giám khảo quyết định
tiếp tục thi cho xong. Tuy nhiên, tinh thần sĩ tử không còn hăng hái nữa. Bảng đã yết kết quả kỳ nhất, nhưng thí
sinh Quảng Ngãi vẫn kéo nhau ra về hết, chỉ còn lại sĩ tử Bình Định và một số ít các tỉnh khác ở nán lại, tiếp tục
thi. Vào phúc hạch, chỉ có 8 người, đều được lấy đỗ cả.
Biến cố ở kinh đô đã kích thích lòng yêu nước của các sĩ tử. Bài Vịnh Sĩ Tử Ở Trường Thi Bình Định của
tân khoa Mai Xuân Thưởng phản ánh rõ nét:
Cửa trường tiếng dạ vẫn còn hơi,
Cờ nghĩa treo lên đã ngất trời.
Đạo trọng vua tôi mình dám quản,
Oán hờn người Pháp có vơi đâu
(Khuyết danh dịch)
Vậy, Mai Xuân Thưởng là ai, đã để lại những gì trong trang sử chống ngoại xâm của nước nhà?
Nhớ lại, khoa thi năm ấy, Trường thi Bình Định do Bố chánh Quảng Nam Bùi Tiến Tiên làm Chủ khảo.
Ông nằm mộng thấy một bà lão đem biếu ông một cành mai mà chỉ có một bông nở to, nhụy vàng cánh trắng, tỏa
Ñaøo Ñöùc Chöông 55