Page 54 - Sac Huong Que Nha
P. 54
Saéc Höông Queâ Nhaø
nhân. Bộ duyệt lại thấy Nguyễn Lương, Phạm Khởi và Lê Văn Cơ có bài bị điểm liệt, nên chỉ cho đỗ Tú tài. Bảng
Cử nhân chỉ có 15 người chính thức đậu.
- Bộ truất vì không có bài được điểm bình trở lên: Khoa thi năm Bính Tý (1876) ban Giám khảo Trường
Bình Định lập danh sách trúng tuyển là 15 người. Bộ duyệt lại, truất ba người cuối bảng Cử nhân là Nguyễn Bá
Đệ, Trịnh Hữu Bằng và Trần Quang Khởi, chỉ cho đỗ Tú tài, vì thấy trong quyển thi không có điểm ưu hoặc bình.
- Bộ đánh hỏng vì bài trùng nhau: Việc xét duyệt ở bộ, không chỉ thông qua các số điểm ban Giám khảo đã
cho, mà còn xét rất kỹ từng bài thi. Chẳng hạn, khoa Kỷ Dậu (1909), trường Bình Định do Tham tri bộ Học Đặng
Như Vọng làm Chủ khảo và Tế tửu Quốc Tử Giám Trần Tấn Ích làm Phó Chủ khảo, lấy đỗ 18 người. Bộ duyệt
thấy bài kỳ nhất (môn văn sách) của Lê Toại (đậu thứ 15) và Đoàn Văn Mân (đỗ thứ 17) có ba bài trùng nhau và
ba bài nhiều đoạn giống nhau, nên đánh rớt cả hai. Vậy chỉ còn 16 người chính thức đậu.
- Bộ truất vì bài thi có dấu lạ: Khoa thi Nhâm Tý (1912), Tham tri bộ Lại Trần Trạm và Đốc học Trường
Hậu bổ Nguyễn Duy Tích được cử làm Chánh, Phó Chủ khảo Trường thi Bình Định, đã xếp Trần Tuân vào bảng
Cử nhân và Vũ Liêm Sơn vào bảng Tú tài. Bộ duyệt lại, thấy quyển thi kỳ nhất của Trần Tuân, trong bài văn sách
thứ tư ở trên chữ “đệ” có một dấu mực. Theo luật trường thi, phạm phải lỗi thiệp tích, tức là lỗi làm dấu bài để
thông đồng với giám khảo. Dù là vết mực vô tình cũng quy tội, nên bộ giáng Trần Tuân xuống bảng Tú tài. Nhưng
không phải lúc nào bộ cũng tìm cách bắt lỗi thí sinh mà ban Giám khảo không thấy hoặc đã bỏ qua. Bộ còn duyệt
xét vớt, hoặc ân giảm vài trường hợp:
H 2: Sĩ tử vào trường thi mang theo lều chõng.
(Nguồn: Hình Ảnh Xưa Việt Nam)
- Bộ vớt vì có một bài điểm cao. Đó là trường hợp của Vũ Liêm Sơn ở khoa Nhâm Tý (1912), điểm hạn
ngạch chỉ được đậu Tú tài, nhưng kỳ thi chữ Pháp có điểm trội hơn những người Tú tài khác, nên bộ vớt lên cho
đỗ cuối bảng Cử nhân (18/18).
- Bộ còn gia ân cho trường hợp của Phạm Thiếu Am, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận, thi khoa Kỷ Dậu
(1909). Bài làm kỳ thứ 3 và kỳ phúc hạch (kỳ 4), chữ viết không giống nhau, nghi là có kẻ làm dùm bài. Nhưng
được biết đương sự vừa thi xong thì ngã bệnh, sau khi nghe tin đỗ thứ 16/16 thì bệnh trở nặng và đã chết, nên bộ
Ñaøo Ñöùc Chöông 54