Page 77 - NRCM1
P. 77
Đức Thanh
Lục Tổ nói: “Niệm sổ khởi.”
Cần niệm giác, giác là Phật.
Nhớ mặt biển mà không ngại sóng dậy, vì sóng từ
biển sinh.
Ngƣời thấy tánh gặp duyên liền khởi dụng, nhƣng
62
thể tánh chân thật không thay đổi. Ấy là tự tánh dụng.
Nhƣ có chiếc gƣơng lớn cùng tận pháp giới. Ánh
sáng của gƣơng vô phân biệt mà chiếu soi, khi đối vật
thì hiện bóng trong gƣơng, khi không có vật thì không
hiện bóng. Nhƣng dù có vật hay không có vật thì vẫn
không mất đi ánh sáng bản hữu của nó. Gƣơng tuy hiện
bóng mà vẫn nhƣ nhƣ bất động; thấy bóng này là đẹp,
bóng kia là xấu là do tâm phân biệt nhị biên mà có.
Điều này ta có thể trải nghiệm đƣợc lúc ngồi thiền tâm
đã lắng đọng, một hình ảnh, một ký ức hiện lên tâm
liền biết, khi tâm không có hình ảnh, ký ức nó vẫn có
cái biết lặng lẽ. Vậy với bao nhiêu cái bóng (vọng)
cũng không sao, miễn là gƣơng (tâm) biết mình đang
chiếu soi. Nếu duyên theo bóng trong gƣơng rồi khởi
tri kiến phân biệt, đó là nhận bóng mà quên gƣơng, tức
là quên mình theo vật.
Nên biết vọng tƣởng không phải là cái gì đó tồn
tại khách quan, ngoài tâm mình, nên không cần tìm
biện pháp để diệt trừ, đè bẹp chúng. Vì khi ta khởi tâm
diệt chúng là đã thêm một lớp vọng tƣởng thứ hai (nhƣ
có một cái đầu lại mọc thêm một cái đầu nữa); hoặc
62
“Vọng niệm… tánh dụng” Nhặt lá ồ ề, trang 91, 92 - Hòa thƣợng Thích
Thanh Từ.
76